Chất lượng của thực phẩm đông lạnh tuỳ thuộc vào loại thực phẩm, quá trình đông lạnh và điều kiện bảo quản. Đối với thực phẩm chín, bảo quản trong tủ lạnh giúp kéo dài thời gian sử dụng, tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe.
Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2h sau khi nấu hoặc một giờ nếu tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài trên 90°F (tương đương 32 độ C).
Bảo quản thức ăn nấu chín đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ
Thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, về nguyên tắc chỉ nên bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh từ 1-2 ngày, nhưng thời gian thực tế tùy thuộc vào đặc điểm từng loại thực phẩm.
BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cũng lưu ý, thức ăn chín để trong tủ lạnh bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản.
Bạn cần bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh, để thức ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh vì nếu thức ăn nóng thì nhiệt độ cao khi gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến ngộ độc toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.
Các chuyên gia cho rằng, cá và hải sản nấu chín có thể ăn trong tủ lạnh 1-2 ngày. Súp trong tủ lạnh có thể bảo quản đến 4 ngày.
Thịt chế biến thành các món hầm, nước dùng hoặc nước sốt thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào hàm lượng chất béo, nếu lượng chất béo càng cao thì thực phẩm càng nhanh ôi thiu.
Thông thường những thực phẩm được nấu chín như thịt gà, thịt bò, thịt heo... chỉ nên được bảo quản 1- 2 ngày trong tủ lạnh. "Đem từ tủ lạnh ra kho đi kho lại sẽ làm giảm chất lượng của thực phẩm, món ăn không đảm bảo độ ngon và an toàn cho người dùng", BS Thủy nói.
Trên báo Sức khỏe và Đời sống, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, từng làm việc tại Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng khuyên thịt bò, gà, heo nấu chín chỉ để từ 1-2 ngày. Bò bít tết, thịt quay để tủ lạnh 3 - 5 ngày. Hotdog và xúc xích chín để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói. Với thịt được muối thì người sử dụng có thể để ở tủ lạnh và sử dụng trong 7 ngày.
Với thực phẩm chế biến sẵn như chả, giăm bông, giò, xúc xích, theo các chuyên gia có thể để được trong tủ lạnh 4 - 6 ngày, ngăn đá có thể 8 - 10 ngày.
BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM)
Lưu ý khí bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Theo BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, bảo quản thức ăn trong các hộp khác nhau có nắp đậy để tăng tốc độ làm mát. Các gia đình cần sử dụng các ngăn giữa và ngăn trên của tủ lạnh để bảo quản thực phẩm đã nấu chín, vì đó là khu vực lạnh nhất của thiết bị.
Bạn cũng cần giữ thực phẩm sống cách xa thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo, ghi nhãn trên từng loại thực phẩm, ghi rõ ngày nấu để kiểm soát thời hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập, bởi thực tế bất cứ thực phẩm chín hay sống khi để trong tủ lạnh ra thường nhạy cảm với tất cả các loại vi khuẩn.
Nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.
Bạn không nên để thức ăn bên ngoài quá lâu, chỉ cần đợi cho đến khi nó không quá nóng là có thể cất vào tủ lạnh, điều quan trọng là bạn bảo quản thực phẩm trong hộp kín để bảo quản tốt trong tủ lạnh.
Đặc biệt, các gia đình không nên để các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh. Lý do vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao, có nêm muối, vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư, rau thừa không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.