Thuốc dùng để điều trị ung thư phổi loại không tế bào nhỏ (NSCLC) giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến (EGFR) T790M dương tính. Thông thường, một loại thuốc mới giúp cải thiện 50% thời gian sống sót của bệnh nhân được coi là đáng chú ý. Trong khi đó, Tagrisso có thể nâng con số lên 84%.
Kết quả thu được từ thử nghiệm LAURA, công bố trên Tạp chí Y học New England, được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ (ASCO) mới đây. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân dùng Tagrisso sống được trung bình 39,1 năm với ung thư không tiến triển. Con số lớn hơn nhiều so với 5,6 tháng ở nhóm dùng giả dược.
Hai năm sau điều trị, 6% bệnh nhân sử dụng Tagrisso phát triển di căn não, thấp đáng kể so với 28% ở nhóm đối chứng. Dữ liệu về tuổi thọ của bệnh nhân hiện chưa đầy đủ, song nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong ở nhóm dùng Tagrisso ban đầu giảm 19% so với nhóm giả dược.
David Spiegel, chuyên gia của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ (ASCO), cho biết: "Ngay khi thuốc lên kệ, các bệnh nhân có thể tiếp cận chúng từ bất cứ đâu".
Bác sĩ xem ảnh chụp X-quang lồng ngực của một bệnh nhân. Ảnh: Chestmed
Theo Suresh Ramalingam, Giám đốc Điều hành Viện Ung thư Winship thuộc Đại học Emory, đây là kết quả ấn tượng, bước đột phá lớn đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn ba. Hiện ung thư phổi đột biến EGFR không có phương pháp điều trị nhắm mục tiêu.
"Tagrisso đã trì hoãn nguy cơ bệnh tiến triển ở mức chưa từng có, sẽ trở thành tiêu chuẩn chăm sóc mới cho bệnh nhân", ông Suresh Ramalingam nhận định.
Phản ứng phụ của thuốc gồm tiêu chảy, buồn nôn, lở miệng, khô và ngứa da, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, chán ăn. Theo WebMD, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng bầm tím, đau hoặc kích ứng đỏ ở móng tay, thay đổi màu móng, mắc bệnh về mắt (chẳng hạn thay đổi thị thực, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng), nồng độ natri trong máu thấp (biểu hiện ở tình trạng buồn ngủ, thay đổi tâm trạng).
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm khoảng 1/5 số ca tử vong do ung thư. Mỗi năm, ước tính có khoảng 2,4 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư phổi trên toàn cầu, trong đó 80-85% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đây là dạng ung thư phổi phổ biến nhất. Khoảng 10-15% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu, 30-40% bệnh nhân ở châu Á.