Cậu bé đang nằm trên bàn phẫu thuật trong hình ảnh dưới đây là Xiao Tao (5 tuổi, sống tại Lincang, Vân Nam, Trung Quốc), xung quanh cậu bé là các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho cậu. Không lâu sau, bác sĩ đã gắp ra một dị vật sống màu đen dài khoảng 6 hoặc 7cm từ khí quản của Xiao Tao.
Xiao Tao nằm trên bàn phẫu thuật để gắp dị vật sống ra bên ngoài.
Theo tờ People’s Daily Online, trong suốt 1 năm qua, Xiao Tao thường xuyên gặp phải tình trạng đau họng, khó thở, ngủ ngáy vào ban đêm. Mãi đến khi đi khám tại Bệnh viện Nhân dân Vân Nam, các bác sĩ mới phát hiện có một dị vật sống trong khí quản của cậu bé nhưng chưa thể xác định đó là thứ gì.
Đến khi tiến hành cuộc phẫu thuật gắp dị vật ra bên ngoài, dị vật sống đen ngòm khiến các nhân viên y tế phải sửng sốt này không gì khác, đó chính là một con đỉa hay còn gọi là tổ đỉa. Sau khi vào cơ thể, đỉa có thể không đến trực tiếp dạ dày của chúng ta mà bám vào khí quản bởi đây là "con đường" trao đổi khí của cơ thể, giúp nó có đủ oxy và chất dinh dưỡng để sống nên đỉa có thể tồn tại luôn trong khí quản.
Cận cảnh dị vật sống đen ngòm được gắp ra khỏi khí quản của cậu bé 5 tuổi.
Bác sĩ trực tiếp tham gia phẫu thuật cho Xiao Tao cho biết: "Tổ đỉa lấy ra từ khí quản của cậu bé 5 tuổi này chính là nguyên nhân gây ra chứng khó thở, viêm họng mãn tính. Nguyên nhân nó xuất hiện trong cơ thể cậu bé có thể là do việc uống nước "sống" (nước chưa đun sôi)".
Điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 80% bệnh tật của con người có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt, việc uống phải nguồn nước ô nhiễm lâu ngày vô cùng nguy hại cho sức khỏe. Nước ô nhiễm có thể được uống một cách cố tình như uống nước "sống" dễ tiếp xúc với phân vật nuôi mang mầm bệnh, côn trùng và ký sinh trùng. Hoặc, nó cũng có thể được uống một cách vô tình khi con người tham gia các môn thể thao dưới nước, uống nhầm nước bể bơi đều có nguy cơ lây nhiễm nhất định.
Bác sĩ giải thích tại sao đỉa có thể sống trong khí quản nếu người vô tình nuốt phải đỉa sống.
Do đó, bác sĩ đưa ra lời khuyên để duy trì sức khỏe, tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước đã đun sôi.
5 loại thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng, đừng nên ăn khi chưa nấu chín
Ngoài nước thô, còn có 5 loại thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng, tuyệt đối đừng nên ăn khi chưa nấu chín kỹ.
1. Các loại ốc
Ốc có thể chứa từ 3000-6000 loại ký sinh trùng khác nhau. Nếu ăn ốc sống, nguy cơ bị ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ rất cao, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Ở nhiệt độ sôi hoàn toàn là 100 độ C, các loại ký sinh trùng trong ốc sẽ bị tiêu diệt. Do đó, tốt nhất nên đun ốc sôi thật kỹ trước khi ăn.
2. Lươn
Dưới kính hiển vi, dù là lươn nuôi hay lươn tự nhiên thì ở phần đầu và dưới hàm của chúng cũng chứa rất nhiều giun tròn. Do đó, tốt nhất khi ăn lươn, tốt nhất bạn nên loại bỏ phần đầu lươn và nấu chín kỹ phần thịt để an tâm dùng bữa.
3. Gỏi cá
Cá nếu phát triển trong môi trường ô nhiễm, không được đảm bảo, nếu ăn gỏi, thịt sống của loại cá này rất dễ bị sán lá gan. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng ăn các loại gỏi cá khi không đảm bảo chất lượng và hạn chế ăn thịt cá sống. Sán lá gan sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 90 độ C, do đó, khi nấu cá hãy chú ý để cán chín kỹ ở nhiệt độ này trước khi tắt bếp và dùng bữa.
4. Thịt lợn, bò, cừu
Các loại thịt gia súc như thịt bò, lợn, cừu cũng rất dễ chứa các loại ký sinh trùng. Nhiều người thường có thói quen dùng các loại thịt này để nhúng lẩu hoặc nấu sơ qua ăn tái. Tuy nhiên, hành động này sẽ rất nguy hiểm nếu như nguồn thịt không được đảm bảo chất lượng. Do đó, bạn chỉ nên ăn những loại thịt có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn thịt sống, tái và đặc biệt không sử dụng thịt lợn gạo hoặc các loại thịt có vấn đề như vẻ ngoài bất thường, có mùi lạ...
5. Hạt dẻ nước
Do môi trường sống ngập nước hoặc sát mặt bùn nên hạt dẻ nước rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng khác nhau, nhất là ở phần vỏ. Do đó, khi muốn ăn hạt dẻ nước, bạn nên ngâm nước một lúc cho bở đất rồi rửa sạch, chần sơ quan nước sôi rồi gọt bỏ vỏ và nấu chín kỹ.
Nguồn và ảnh: People’s Daily Online, Kknews, Sohu, CTWANT, WHO, Pinterest