Tiểu Mỹ (25 tuổi, Thượng Hải, Trung Quốc) là một nhân viên kinh doanh bất động sản. Vì tính chất công việc nên cô thường rất chăm chút đến ngoại hình và tiêu một số tiền khá lớn để làm đẹp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sau khi cảm thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường thì cô gái đã đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả chẩn đoán Tiểu Mỹ mắc ung thư vú.
Sau khi trao đổi được biết, Tiểu Mỹ hầu như tuần nào cũng làm tóc và móng để "nâng cấp" cho vẻ ngoài của mình. Cô thường xuyên thay đổi kiểu dáng, màu sắc tóc và móng để luôn có ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, những hóa chất làm đẹp khi tiếp xúc quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Trong đó, nhiều chất độc tổng hợp khi vô tình dính trên da và tay có thể đi vào cơ thể qua đường ăn uống và trở thành nguyên nhân gây bệnh.
Đổng Kim Sư (Trung Quốc), chuyên gia hóa học môi trường, Tổng thư ký Hiệp hội Bao bì thực phẩm Quốc tế cũng chỉ ra rằng, trong một số sơn móng tay, đặc biệt là sơn móng tay kém chất lượng có hàm lượng lớn chất hóa dẻo cao.
Chúng được thêm vào các polyme phân tử cao, formaldehyde và các hóa chất khác để tăng cường tính linh hoạt và độ co giãn, đàn hồi của chất liệu sơn móng tay. Điều này giúp sơn móng tay có thể tạo lớp phủ đẹp và mịn hơn đồng thời cũng có giá thành rẻ hơn. Nếu sử dụng những loại sơn này thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ hấp thụ, dẫn đến rối loạn nội tiết cũng như tăng nguy cơ gây ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung...
Ngoài ra, cũng theo Đổng Kim Sư hợp chất anilin trong thuốc nhuộm tóc thực sự có khả năng tăng nguy cơ gây ung thư gấp 3,8 lần, đặc biệt nhuộm tóc thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ. Chính vì vậy, Đổng Kim Thư cho biết, một năm không nên nhuộm tóc quá hai lần để cơ thể có đủ thời gian để đào thải độc tố.
Bác sĩ cũng chỉ ra những biểu hiện bất thường có thể cảnh báo ung thư vú
4 biểu hiện của ung thư vú
1. Tiết dịch núm vú bất thường
Với phụ nữ mới sinh, việc tiết sữa để cho con bú là điều rất bình thường. Nhưng tình trạng này cũng sẽ chỉ kéo dài khoảng nửa năm và lượng sữa cũng sẽ dần giảm đi. Tuy nhiên, nếu núm vú bất ngờ tiết tịch không nguyên nhân thì có thể tuyến vú đã gặp vấn đề, cần kiểm tra kịp thời. Cùng với đó, những cơn đau có thể bất ngờ xuất hiện cùng các triệu chứng khác.
2. Xuất hiện các khối u
Các khối u xuất hiện ở giai đoạn đầu thường nhỏ và không có cảm giác đau nên thường bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, khi vô tình phát hiện khối u bất thường ở vùng ngực nên đi kiểm tra nhằm tránh bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Màu sắc da trên vùng ngực thay đổi
Làn da trên vùng ngực có thể xảy ra những thay đổi rõ ràng do da của phụ nữ khá nhạy cảm. Nếu trên vòng 1 xuất hiện một số vùng da không đều màu cũng như thay đổi về độ đàn hồi thì đặc biệt cần lưu ý đến các vấn đề về sức khỏe.
4. Xuất hiện hạch ở phần nách
Hạch ở phần biểu hiện trực quan nhất về việc cảnh báo ung thư vú bởi đây là vùng gần ngực và có khả năng di căn. Tuy nhiên, khi xuất hiện hạch ở nách cũng đồng nghĩa với việc bệnh tình đã tiến triển khá nặng và cần được điều trị kịp thời.
Làm gì để ngăn ngừa ung thư vú?
Các yếu tố gây ra ung thư vú có thể chia thành yếu tố bẩm sinh (nồng độ hormone, di truyền...) và các yếu tố nguy cơ về lối sống thường ngày. Chúng ta có thể giảm nguy cơ ung thư vú thông qua lối sống lành mạnh hơn.
1. Để cơ thể vận động
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi trong lối sống của con người, con người thường ngồi một chỗ khi làm việc và thư giãn. Tuy nhiên, ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong, điều này đã được ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục lâu dài có thể tạo ra môi trường ức chế ung thư trong cơ thể, giảm tỷ lệ mắc ít nhất 13 loại ung thư. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chọn một phương pháp tập luyện thích hợp nhất, không cần vất vả và nặng nhọc nhưng phải kiên trì.
2. Thói quen ăn uống lành mạnh
Thông qua phân tích toàn diện kết quả của hơn 10 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phụ nữ ăn nhiều rau hoặc trái cây hơn có thể giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Ví dụ, phụ nữ ăn nhiều rau như súp lơ, bắp cải và bông cải xanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tái phát của ung thư vú. Vitamin C, carotenoid và polyphenol trong những loại rau này có thể có tác dụng chống ung thư quan trọng. Mỗi người nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây tươi mỗi ngày.
Sử dụng rượu bia lâu dài có thể làm suy giảm chức năng gan, giảm lượng estrogen bất hoạt, tăng nồng độ estrogen trong máu; béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, chủ yếu do ảnh hưởng đến nồng độ các hormone trong cơ thể như estrogen, Insulin, cả hai cấp độ.
3. Sàng lọc
Việc sàng lọc trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi và những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Mỗi phụ nữ nên tự kiểm tra thường xuyên ngực của mình để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề.
Ngoài việc tự kiểm tra, các phương pháp được khuyến nghị chính thức là chụp nhũ ảnh (mammography) và chụp cộng hưởng từ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như u vú, tiết dịch núm vú, hạch nách to,… thì đừng tự ý phán xét hay lo lắng mà hãy đến các trung tâm y tế để có được sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia.
Nguồn: Sohu, Sina