Trong tiềm thức của nhiều người, phần lớn các loại rau quả đều phải gọt vỏ mới ăn được bởi phần vỏ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ lưu lại nhiều chất bẩn và chất độc hại. Ngoài ra, chúng ta cũng luôn quan niệm rằng dinh dưỡng của các loại rau quả đều tập trung ở phần thịt quả, vỏ không hề chứa chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cơ thể cả. Do đó, tại sao phải ăn vỏ trong khi chúng ta có thể ăn phần thịt rau quả hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, trong thế giới rau quả, có rất nhiều loại có phần vỏ không những ăn được mà còn rất ngon và bổ dưỡng, mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà có lẽ phần thịt quả cũng không có. Dưới đây chính là 8 loại rau quả như thế, bạn sẽ phải hối tiếc vì trước nay đã bỏ đi phần vỏ của chúng mà không biết chúng bổ dưỡng như thế nào.
1. Vỏ dưa hấu
Với quả dưa hấu, chúng ta chỉ thường ăn phần thịt quả có màu đỏ vì nó có vị ngọt, mát. Còn phần cùi vỏ có màu trắng bệch, vị nhạt nên không ai thích ăn cả.
Dù vậy, bạn lại không biết rằng phần cùi vỏ của quả dưa hấu được dùng để giải nhiệt, giải khát, thanh nhiệt và giải độc tốt hơn cả phần thịt của quả dưa hấu. Trong y học cổ truyền phương Đông, vỏ dưa hấu có tác dụng tương đương với nước ép dưa hấu, được dùng làm thuốc để bào chế nên bài thuốc bổ phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, hạ hỏa, giảm bứt rứt, hạ huyết áp.
2. Vỏ bí đao
Giống như dưa hấu, bí đao nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể cực tốt. Và phần vỏ của nó cũng vậy, vỏ bí đao có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường sinh lực cho lá lách, chống ẩm ướt, có thể dùng để chữa phù thũng, đầy bụng và các vấn đề về tiết niệu do bệnh thận, bệnh phổi và bệnh tim.
Ngoài ra, nếu bạn rửa chân bằng nước sắc từ vỏ bí đao không chỉ chữa bệnh nấm da chân mà còn chữa cả mùi hôi chân.
3. Vỏ dưa chuột
Lớp vỏ xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và axit caffeic, có thể đóng vai trò kháng khuẩn, chống viêm và thực bào các tế bào bạch cầu. Vỏ dưa chuột trong đông y vốn là một vị thuốc tốt cho những người hay bị viêm họng.
4. Vỏ quả chuối
Vỏ chuối có chứa một thành phần hiệu quả giúp ức chế nấm và vi khuẩn. Thuốc được điều chế từ vỏ chuối có thể dùng để điều trị ngứa da do nhiễm nấm.
Bên cạnh đó, vỏ chuối có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi và ruột, thông huyết mạch, tăng cường tinh khí. Bạn chỉ cần nghiền nát vỏ chuối và thêm nước gừng để uống có thể giúp làm giảm viêm và giảm đau. Chà xát tay và chân bằng vỏ chuối cũng sẽ ngăn ngừa tê cóng.
5. Vỏ quả táo
Đây có lẽ là loại vỏ mà chúng ta thường xuyên ăn nhất. Thực tế, vỏ táo có tác dụng chữa tiêu chảy mãn tính, chứng hồi hộp, viêm đại tràng, tăng huyết áp... rất tốt.
Lấy 30g vỏ táo tươi sắc lấy nước uống có tác dụng chữa di tinh, nhiều đờm. Nếu lấy vỏ táo đem phơi nắng, xay nhuyễn, uống 15g lúc đói, ngày 2-3 lần, có tác dụng chữa tiêu chảy mạn tính, hồi hộp. Viêm đại tràng, tăng huyết áp… nhất định.
6. Vỏ quả lê
Tính chất chua chua, lạnh của vỏ lê có thể giúp làm mát tim, dưỡng phổi, trừ hỏa, trừ đờm.
Ngoài ra, vỏ lê giã nhuyễn, đắp ngoài nơi bị tổn thương có thể chữa mụn nhọt sưng đau, dùng nước sắc vỏ lê tươi uống thường xuyên để giải độc, tiêu sưng.
7. Vỏ bưởi
Có thể bạn đã biết đến món chè bưởi làm từ vỏ bưởi. Nó không những ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vỏ bưởi có thể điều hòa khí, hóa đờm, giảm ho và giảm hen suyễn. Lấy vỏ bưởi, gọt bỏ lớp thịt bên trong, cắt nhỏ, thêm mật ong và caramen vừa đủ hấp chín, thêm một ít rượu gạo nóng để uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 thìa có tác dụng chữa ho, hen suyễn ở người già. Bạn cũng có thể lấy 9g vỏ bưởi để sắc uống có tác dụng giải đờm, giải cảm, giảm đau bụng.
8. Vỏ cam
Trong đông y, vỏ cam được coi là một vị thuốc. Nó có tác dụng điều hòa khí, giải đờm, làm mạnh lá lách, loại bỏ ẩm ướt, làm giảm huyết áp, trị tức ngực, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa...
Bên cạnh đó, các chất glycoside flavonoid chứa trong vỏ cam có thể làm giãn động mạch vành và tăng lưu lượng máu mạch vành.
Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline, Eat This