Nám da xuất hiện khi cơ thể sản xuất quá nhiều melanin. Điều đó khiến trên da có thêm những mảng tối màu nâu, rám nắng hoặc thậm chí màu xanh xám. Mặc dù nám không gây khó chịu về thể chất và thường vô hại nhưng sự xuất hiện của các đốm đen có thể gây khó chịu và khiến mọi người cảm thấy tự ti.
Sắc tố melanin không phải là yếu tố duy nhất quyết định màu sắc da. Ngoài melanin còn có các yếu tố khác khiến da không đều màu, da sạm như do đi nắng, thay đổi nội tiết, do di truyền...
Để điều trị nám hiệu quả, chị em nên xác định được đúng nguyên nhân gây nám và các yếu tố làm cho tình trạng nám nặng thêm.
3 lý do không ngờ khiến bạn bị nám
1. Đi nắng mà không có biện pháp bảo vệ da
Da mặt không được che chắn kỹ trước khi ra nắng thì rất dễ hình thành nám sạm, nhăn nheo. Bạn cần đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ, mũ, kính chống nắng và đặc biệt không nên quên bôi kem chống nắng.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), kem chống nắng có khả năng ngăn chặn tia UVA, UVB mạnh có thể giúp bạn không bị bỏng rát, giảm thiểu sự phát triển của nếp nhăn và nám.
Bác sĩ da liễu Sandy Skotnicki, (Trung tâm Da liễu Bay, Toronto, Mỹ) cho biết: “Có một số nghiên cứu lớn cho thấy việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên có thể làm giảm quá trình ảnh hưởng của da - như mẩn đỏ, nám và nếp nhăn. Ví dụ, trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với tia cực tím là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt".
Chị em lưu ý hạn chế uống các loại thuốc điều trị khiến da tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ngưng sử dụng các loại kem làm trắng gây bào mòn, lột tẩy da.
2. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone dao động làm tăng sản xuất melanin. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc trải qua liệu pháp thay thế hormone. Việc ngừng thuốc tránh thai hoặc điều chỉnh liệu pháp hormone có thể là cần thiết.
Các đốm nám do mang thai có thể cải thiện khi nồng độ hormone của bạn trở lại bình thường, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
3. Di truyền học
Nám da có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Vì vậy, cho dù bạn có bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời hay tránh các liệu pháp liên quan đến hormone đến mức nào thì di truyền vẫn có thể là một yếu tố có thể dẫn đến nám.
Bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, lúc đó hãy nói cho bác sĩ biết về tiền sử gia đình để bác sĩ đưa ra cho bạn phương án điều trị hiệu quả.
Có những phương pháp điều trị nào cho bệnh nám?
Điều trị nám có thể cần một hoặc nhiều những phương pháp sau đây để làm đều màu da của bạn:
- Bôi retinoids: Các sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin A giúp ngăn chặn sự sản xuất melanin và làm sáng các mảng tối.
- Thay da sinh học bằng axit glycolic: Lột da bằng hóa chất với axit glycolic sẽ loại bỏ các tế bào da chết và để lộ làn da khỏe mạnh hơn bên dưới.
- Mesotherapy (tiêm vi điểm) nhằm đưa các hoạt chất làm trắng da đi sâu bên trong da.
- Axit Tranexamic: Được sử dụng tại chỗ hoặc bằng đường uống, phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn sự kích hoạt của các tế bào hắc tố sản xuất sắc tố.
- Trị liệu bằng laser: Công nghệ laser loại bỏ lớp da bị tổn thương trên cùng để giảm sự xuất hiện của chứng tăng sắc tố.
- PRP giúp chống lão hóa, làm trắng sáng da…