Mới đây, đoạn clip quay cảnh thả dáng trong một bộ cánh truyền thống của Á hậu Phương Nhi đã trở thành đề tài nóng của cư dân mạng. Cụ thể, rất nhiều người không phủ nhận được vẻ đẹp trong trẻo và ngọt ngào như thần tiên tỉ tỉ của mỹ nhân Thanh Hóa sinh năm 2002. Thế nhưng, bộ cánh mà cô khoác lên người có nhiều tranh luận, cho rằng đó không chắc là một bộ trang phục truyền thống của các dân tộc hiện có ở Việt Nam.
Phương Nhi vô cùng xinh đẹp nhưng gây khó hiểu vì không biết bộ cánh cô mặc là từ trang phục truyền thống của dân tộc nào.
Một số ít người hâm mộ có kiến thức và trải nghiệm văn hoá, cho rằng bộ trang phục của Phương Nhi thực chất là của dân tộc H'Mông, nhưng không xác định rõ là người H’mông ở khu vực nào. Trước những hoài nghi của người hâm mộ và hàng loạt cư dân mạng. Sáng 3-8, phía Phương Nhi chia sẻ rằng bộ váy do nhà thiết kế Việt thực hiện và có nghiên cứu. Bộ thiết kế được nhà thiết kế thêm chi tiết để tạo thêm dấu ấn nên không thể nói cô mặc sai.
Vẻ đẹp mong manh đạt gần 1 triệu lượt xem trên mạng xã hội, sức ảnh hưởng của nàng hậu quá lớn.
Bộ cánh của Phương Nhi vẫn là một ấn số dù phía nàng hậu đã lên tiếng giải thích.
Nhân sự kiện bộ trang phục của Phương Nhi đang trở thành tâm điểm, chúng ta cùng nhìn lại sự đa dạng và những nguồn cảm hứng bất tận trong những bộ trang phục truyền thống.
Bộ trang phục của Phương Nhi mặc có nhiều nét tương đồng với trang phục của người phụ nữ Miêu, người H'Mông. Dựa vào chiếc mũ và vòng cổ to bản bạc lấp lánh và được làm tỉ mỉ mà nàng hậu đội trên đầu có thể nhiều người sẽ nhận ra được sự tương đồng. Thế nhưng, nhiều thông tin cho rằng người Miêu thường sinh sống tại 12 làng gần huyện Chức Kim, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Bộ cánh mà Phương Nhi mặc quả thực có điểm tương đồng với phụ nữ Miêu, người H'Mông, nhưng sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc.
So sánh bộ trang phục nhà thiết kế làm riêng cho Phương Nhi với hình ảnh cơ bản sơ bộ của 54 dân tộc anh em, cũng khó lòng tìm ra được là lấy cảm hứng từ trang phục của dân tộc hay địa phương nào ở nước ta. Chính những điều này làm cho số đông người hâm mộ thắc mắc và khó hiểu.
Dân tộc H'Mông ở Việt Nam ta phân bố khắp trên các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và số ít ở Phú Thọ và một số ít sinh sống ở Tây Nguyên do di cư. Mỗi vùng đất sẽ mang đến những nét đặc trưng riêng trong trang phục của người H'mông tại một tỉnh thành khác nhau. Chính vì vậy, tạo nên sự khác biệt trong văn hoá, trang phục… chỉ cần nhìn bộ đồ đang mặc, người H'Mông cũng dễ dàng nhận ra nhau và biết được nơi mà họ đang sinh sống và làm việc.
Đây là trang phục của phụ nữ H’Mông Lềnh (Mù Cang Chải – Yên Bái).
Nổi bật trong bộ trang phục này là chiếc mũ được đính nhiều hình đồng xu tròn bằng bạc lấp lánh, che được nắng và có vải đệm bên trong.
Nổi bật trong văn hoá trang phục của người H’Mông tại Việt Nam phải kể đến H'mông Hoa (Bắc Hà, Si Ma Cai – Lào Cai) và H’Mông Lềnh (Mù Cang Chải – Yên Bái). Vì đây là hai địa điểm yêu thích của khách du lịch vì có nhiều phong cảnh hữu tình, trang phục tuyệt đẹp được làm thủ công. Tuy nhiên, ở vùng Lào Cai gần biên giới Trung Quốc, chính vì vậy cũng có một số tiểu thương nhập đồ bên nước bạn về bán, tạo nên sự trộn lẫn và khó phân định cho khách du lịch đến thăm quan nơi này. Chính vì vậy, việc khoác lên người những bộ cánh truyền thống tưởng chừng như là một bộ cánh thời trang để quảng bá địa điểm nổi tiếng. Tuy nhiên, phải tìm hiểu thật kỹ để tránh nhầm lẫn tai hại, tạo nên nhiều sự hiểu lầm không đáng có. Đối với người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng, cần phải đề cao kiến thức về trang phục khi mặc, bởi họ là những người có tác động lớn đến số đông thậm chí là thế hệ trẻ sau này, hay những người hâm mộ ở quốc tế.
Người H'Mông Hoa (Bắc Hà, Si Ma Cai – Lào Cai) có những bộ cánh sắc màu rực rỡ được thêu thổ cẩm tỉ mỉ.
Trang phục của H'mông Hoa (Bắc Hà, Si Ma Cai – Lào Cai) những ngày lạnh có thêm mũ, nhưng được quấn từ những mảnh vải thổ cẩm đầy màu sắc có tông chủ đạo thường là tím và hồng.
Trước đây, hai đàn chị của Phương Nhi đã phải chịu nhiều lời bình luận gay gắt vì mặc trang phục của nước bạn khi du lịch vùng cao tại Việt Nam. Thuỳ Tiên đã nhanh chóng nhận lỗi và cho rằng cô cũng không biết được hết những bộ trang phục truyền thống do lần đầu đặt chân đến vùng cao. Trong khi đó, Hoa hậu Đỗ Thị Hà vẫn giữ im lặng, không lên tiếng trước sự việc.
Hoa hậu Thuỳ Tiên lập tức lên tiếng xin lỗi và tháo gỡ hình ảnh sai về trang phục mà cô diện lên người.
Đỗ Thị Hà thì im lặng vì diện đồ trang phục truyền thống không thuộc các dân tộc Việt Nam.