Chọn đúng loại xà phòng: Mọi xà phòng kháng khuẩn cao đều chứa triclosan - một chất khi tiếp xúc nhiều sẽ gây ung thư và xơ gan. Vì thế, ở bước đầu tiên, bạn nên chọn đúng xà phòng rửa tay. Tốt hơn hết, bạn hãy chọn mua những loại xà phòng có tính dưỡng ẩm, chiết xuất từ dầu olive, lô hội hay dầu jojoba (Ảnh minh họa)
Đeo găng tay khi cần thiết: Găng tay giúp bảo vệ đôi tay trước sự tác động của nhiệt độ môi trường và hóa chất như nước rửa chén, bột giặt. Mọi chất tẩy rửa đều chứa xút gây ăn mòn da, vì thế hãy đeo găng cao su khi phải dọn dẹp nhà cửa, rửa chén. Dùng găng vải khi chăm sóc cây cối tránh trường hợp trầy xước, chai sần tay (Ảnh minh họa)
Tẩy tế bào chết da tay: Cũng như mọi vùng da khác, da tay cần được tẩy tế bào chết để duy trì vẻ mềm mại và tính đàn hồi. Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc da tay với cách làm tẩy tế bào chết đơn giản bằng cách trộn dầu olive và đường nâu (Ảnh minh họa)
Cấp ẩm từ trong ra ngoài: Hãy tạo thói quen bôi kem dưỡng cho tay để nuôi dưỡng đôi tay luôn được mềm mại mịn màng. Dùng kem dưỡng tay ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Tùy theo nhu cầu và loại da của mình, bạn nên tìm hiểu và chọn mua kem dưỡng phù hợp (Ảnh minh họa)
Bôi kem chống nắng cho tay: Tương tự như da mặt, đôi tay cũng cần bôi kem chống nắng. Đặc biệt là khi lái xe, các tia UV sẽ tác động trực tiếp lên phần mu bàn tay. Nếu bỏ qua bước này, đôi tay bạn sẽ trở nên khô ráp, rám nắng không đều màu và kém mịn (Ảnh minh họa)
Bổ sung vitamin: Không chỉ chăm sóc da tay bên ngoài, bạn cần được bổ sung đúng cách từ bên trong. Những gì bạn đưa vào cơ thể sẽ phản ánh rất rõ ở vẻ bề ngoài. Nếu có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng thực phẩm giàu Vitamin B, E, protein, uống nhiều nước. Khi đó da tay bạn sẽ trông tràn đầy sức sống cùng móng tay chắc khỏe (Ảnh minh họa)