Cuồng hàng hiệu - đặc trưng văn hóa nước nào cũng có, chỉ là nó có thể hiện ra ngoài rõ ràng hay không mà thôi. Và ở Hàn Quốc, nét văn hóa này chưa bao giờ hiện lên đậm nét, đại trà, phổ biến như bây giờ. Tờ Bloomberg News nhận định: Người tiêu dùng xứ củ sâm đang rơi vào trạng thái "open run" - chạy đua mua sản phẩm mới ngay khi ra mắt.
Hãng tin cho biết: "Kể cả khi đại dịch rơi vào giai đoạn nguy hiểm nhất, người Hàn Quốc cũng không hề lao ra đường, tích trữ lương thực, giấy vệ sinh hay thức ăn cho vật nuôi... Tuy nhiên, họ lại có văn hóa xếp hàng từ 5h sáng ở trung tâm thương mại để mua túi Chanel trị giá 9.500$". Dù trời mới tờ mờ sáng, dù thời tiết lạnh dưới âm độ, hàng dài người vẫn kiên trì chờ đợi store mở cửa để mua được những mẫu túi mới nhất. Giăng lều, trải chăn ra đất, co ro sưởi ấm, đứng rệu rã chân... người Hàn Quốc đều chấp nhận hết.
Họ giăng lều...
...ngồi co ro dưới lớp chăn mỏng...
...xếp hàng dưới mưa cốt là để mua cho bằng được sản phẩm từ Chanel
Cho dù Chanel Korea đã tăng giá lên gấp 4 lần, thiết lập chính sách mỗi khách hàng chỉ được mua duy nhất 1 túi classic/ năm nhưng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vẫn ngày một tăng cao.
Dịch Covid khiến người dân không thể đi du lịch nước ngoài nên họ quyết định dồn tiền, dồn sức để mua hàng hiệu. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ Hàn Quốc (đặc trưng là Millennials + Gen Z) thay vì nỗ lực cả đời vẫn khó mà mua được nhà do giá bất động sản tăng cao, họ quyết định tiêu tiền vào những thứ có thể tận hưởng tại thời điểm hiện tại. Trang hoàng cho bản thân hàng hiệu xa xỉ để được công nhận sự bình đẳng với phần còn lại của xã hội là châm ngôn sống của thế hệ trên.
Các chuyên gia dự báo nhu cầu mua sắm hàng hiệu của người Hàn Quốc sẽ không ngừng lại. Bởi vậy, không chỉ Chanel, nhiều thương hiệu thời trang cao cấp khác cũng sẽ tăng giá trong những năm tới.
Ảnh: Internet