Thuật ngữ này bắt nguồn từ phong trào nghệ thuật xuất hiện vào những năm 1960 tại New York khi một nhóm nghệ sĩ bao gồm Donald Judd, John McCracken, Agnes Martin và nhiều người khác, đã từ chối các sử dụng phương pháp truyền thống trong hội họa và điêu khắc và chọn theo đuổi hình mẫu mới theo xu hướng càng ít càng tốt. Xuất phát từ các khía cạnh rút gọn của Chủ nghĩa hiện đại, Judd đã mô tả công việc của mình như là biểu hiện đơn giản của suy nghĩ phức tạp, điều này tổng hợp tính thẩm mỹ khi nó tồn tại trong thời trang.
Chủ nghĩa tối giản luôn là chỉ số cho các chu kỳ kinh tế và phát triển thời gian. Nhìn lại, vào sự phát triển của thế kỷ 20, chúng ta có thể quan sát chủ nghĩa tối giản làm nền tảng cho hầu hết mọi sự phát triển xã hội, ngay cả trước khi bắt đầu chính thức của phong trào tối giản. Từ phụ nữ tham gia lực lượng lao động đến giành quyền bầu cử, câu chuyện về người phụ nữ công sở hiện đại cũng phản ánh sự lên xuống của chủ nghĩa tối giản. Sự khởi đầu của lối sống phức tạp hơn đi kèm với trang phục đơn giản, nam tính và thiết thực hơn (ví dụ Chanel từng giải phóng chị em khỏi trang phục gò bó) trong khi những phản ứng dữ dội chống lại nữ quyền trong những năm 1950 và 1980 đã trả lại vẻ ngoài siêu nữ tính (như Dior với bộ sưu tập New look) một lần nữa bị lật ngược bởi sự đơn giản hóa trong thời trang.
Trong bối cảnh thời trang, chủ nghĩa tối giản tập trung nhiều vào hình thức và chất liệu vải hơn là chức năng của quần áo. Thông qua quá trình khử màu, tước bỏ đối tượng thiết kế theo các yếu tố cần thiết của nó, các nhà thiết kế tối giản thường sử dụng các đường và hình dạng hình học , cùng bảng màu đơn sắc.
Chủ nghĩa tối giản thời kì đầu trong nghệ thuật đã bác bỏ truyền thống thủ công và thay vào đó chọn các nguyên liệu thô. Các nhà thiết kế Nhật Bản như Issey Miyake, Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo trong những năm 1980 đã đi theo con đường tương tự bằng cách đưa lên sàn diễn các loại vải độc đáo như polyester, PVC, Lycra,... kiểu dáng rộng rãi và lớp vải sần, không thường thấy trong thời trang phương Tây đặc trưng với sự thanh lịch và khéo léo thủ công của nghệ thuật Haute Couture.
Chủ nghĩa tối giản của thập kỷ này cũng là một cách để thoát khỏi định kiến về giới tính. Nó loại bỏ ý tưởng về giới tính bằng cách che đậy hoặc tiết lộ cơ thể theo những cách mới và nâng cao nhận thức truyền thống về tình dục. Tác động của các nhà thiết kế Nhật Bản đối với phong trào tối giản là rất lớn, họ thay thế những lối ăn vận cầu kỳ và cách mạng hóa quần áo đơn giản và đơn giản hơn nữa, một lần và mãi mãi.
Trong khi thời trang trong 1980 được phân chia giữa cái gọi là tư sản và tiên phong, hai loại tối giản rất khác nhau đã xuất hiện. Các nhà thiết kế lớn, như Donna Karan và Armani, đã chọn chủ nghĩa thuần túy sang trọng và sạch sẽ, trong khi các nhà thiết kế mới nổi và các nhãn nhỏ hơn tiếp tục bằng cách chuyển chủ nghĩa tối giản sang hướng khái niệm hơn. Giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa tối giản đã ra đời: chủ nghĩa deconstructionism. Giảm quần áo đến mức cực đoan của các bộ phận cơ bản của nó sẽ là sự hiểu biết cơ bản nhất về khái niệm này. Và tiên phong? Một và chỉ, Martin Margiela.
Trong khi các nhà thiết kế tiên phong cổ xúy cho xu hướng “power dressing” và ăn mặc theo phong cách tối giản, thì thời trang chủ đạo của phong cách này xuất hiện vào cuối những năm 1980 và 1990, với các nhà thiết kế người Mỹ như Donna Karan và Calvin Klein dẫn đầu. Chỉ thị thiết kế bao gồm: thoải mái, dễ dàng và thiết thực cho phụ nữ công sở hiện đại. Trong đó có phong cách tối giản kiểu châu Âu (Maison Martin Margiela, Ann Demeulemeester, Helmut Lang) và Nhật Bản (Comme des Garcons, Issey Miyake), phiên bản tối giản của thập niên 90 tập trung hơn bao giờ hết trên cơ thể phụ nữ hơn là trên quần áo.
Và chủ nghĩa tối giản ngày nay? Vào năm 2007, hệ thống tài chính ngày càng trở nên không ổn định, sự cố là không thể tránh khỏi và thói quen mua thời trang đã thay đổi một lần nữa. Trong khi chủ nghĩa tối giản của quá khứ luôn được kết nối với các sự thay đổi xã hội, chính trị và văn hóa khác nhau, thì phong trào của thế kỷ 21 bị tác động nhiều hơn bởi kinh tế. "Chúng tôi có ít tiền hơn để chi tiêu cho quần áo và muốn chi tiêu cho những món đồ không trở nên lỗi thời ngay trong mùa tới" - Đó là thông điệp của nhiều người trẻ.
Khi nhìn vào những bức ảnh này, có vẻ như những bộ quần áo minimalist luôn luôn hợp mốt. Bên cạnh đó, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh đạo đức của thời trang, cũng như các vấn đề môi trường, như sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chất thải và ô nhiễm. Minimalism trở thành một cách tiêu thụ thời trang có trách nhiệm và bao trùm ý thức thời trang hiện tại, với các nhà thiết kế như Stella McCartney, Phoebe Philo cho Celine, Haider Ackermann hoặc các thương hiệu highstreet với COS và Uniqlo dẫn đầu.