Kem chống nắng ngăn cơ thể hấp thu vitamin D
Theo HLV Phạm Hoàng Vũ (làm việc tại Đà Nẵng), bôi kem chống nắng có thể ngăn cơ thể hấp thu vitamin D. Do đó, những người bôi kem chống nắng lâu năm thường sẽ thiếu lượng vitamin D đáng kể.
Không chỉ bôi kem chống nắng thường xuyên mỗi ngày cho vùng mặt, nhiều người chăm chút bôi toàn thân, dùng thêm đồ bảo hộ chống nắng... Những người chăm bôi kem chống nắng như vậy càng cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ. Ngoài ra, những người có xu hướng sợ ánh nắng, tránh ánh nắng mặt trời bất cứ lúc nào cũng nên lưu tâm.
Kem chống nắng có khả năng ngăn cơ thể hấp thu vitamin D. (Ảnh minh họa)
Theo DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội), điều này cực kỳ đúng với những trường hợp không bôi đủ lượng kem chống nắng. Để bôi đủ kem chống nắng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mọi người nên sử dụng 1 ounce, tương đương 28g kem chống nắng 1 lần, để che phủ toàn bộ cơ thể.
Do đó, người có thói quen bôi kem chống nắng nên bổ sung vitamin D đầy đủ theo khuyến cáo. Cụ thể:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1000IU/ngày; 1500IU/ngày đối với trẻ 12 tháng tuổi; Trẻ trong độ tuổi từ 1-3 là 2500IU/ngày; Con số này sẽ tăng lên tối đa là 3000IU/ngày và trên 9 tuổi là 4000IU/ngày.
- Đối với người lớn: Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các mẹ bầu hoặc đang cho con bú thì nên bổ sung vitamin D với liều khuyến cáo là 600IU/ngày (khoảng 15 microgram bao gồm vitamin D từ thức ăn và bổ sung từ thuốc).
- Đối với người cao tuổi (>71 tuổi): Khoảng 800IU/ngày (tương đương 20 microgram).
Hội chị em có da trẻ lâu nhờ chăm bôi kem chống nắng cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ. (Ảnh minh họa)
Vậy nên làm gì để bổ sung vitamin D cho cơ thể?
1. Tiếp xúc với ánh mặt trời
Vitamin D được sản xuất khi da tiếp xúc với tia UVB từ ánh nắng mặt trời.
Bạn cần khoảng 10-30 phút tiếp xúc da không che chắn với ánh nắng mặt trời vài lần mỗi tuần để bổ sung vitamin D tốt nhất cho cơ thể.
2. Ăn thực phẩm giàu vitamin D
Một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm dầu gan cá, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, lòng đỏ trứng... Các loại sữa và các sản phẩm sữa không chứa lactose, sữa hạt, nước cam, ngũ cốc cũng rất giàu vitamin D.
Mọi người nên ăn uống đa dạng, thay đổi thường xuyên những món ăn này để tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu vitamin D bao gồm dầu gan cá, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, lòng đỏ trứng... (Ảnh minh họa)
3. Dùng thực phẩm bổ sung vitamin D
Trong trường hợp cơ thể không được cấp đủ lượng vitamin D qua đường ăn uống tự nhiên, không được phơi nắng đầy đủ, bạn có thể bổ sung vitamin D qua những loại thực phẩm bổ sung.
Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều loại vitamin D khác nhau. Hãy tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nên sử dụng viên bổ sung dưới dạng vitamin D2 hoặc D3 để hấp thu hiệu quả hơn.
Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo là: Nature's Bounty D3, Ostrovit Vitamin D3 2000 IU, vitamin D3 5000 IU Now...
Thực phẩm bổ sung vitamin D Nature's Bounty D3. (Ảnh: Internet)
Dù dùng loại vitamin D nào chăng nữa, bạn cần tuân thủ khuyến cáo trên bao bì. Tránh sử dụng liều lượng ít hơn hoặc nhiều hơn khuyến cáo.
Để chắc chắn cơ thể có thiếu vitamin D hay không, bạn cũng có thể đi làm xét nghiệm nồng độ vitamin D trong máu, từ đó có liều bổ sung phù hợp nhất theo khuyến cáo từ bác sĩ chuyên môn.