Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K

Quần cạp trễ, phụ kiện lấp lánh, túi kẹp nách... những item mang tính biểu tượng của phong cách Y2K quay trở lại với nhịp đập hiện đại được giới mộ điệu thời trang nhiệt tình săn đón.

Không chỉ là thời trang, Y2K là cả "nền văn hóa"

Y2K (viết tắt của Year 2000) xuất hiện vào cuối những năm 90, đầu 2000. Thuật ngữ này từ thuở sơ khai đến từ giới công nghệ, được tạo ra bởi nhà lập trình viên David Eddy vào năm 1995. Vào những thập niên 1990, năm 2000, được nhìn nhận, đồn thổi như một sự cố, một thảm họa dẫn đến tận thế. Sự cố Y2K ấy tạo ra ảnh hưởng vô cùng rộng rãi lên mọi mặt đời sống, từ công nghệ, kiến trúc, nghệ thuật và đặc biệt là thời trang.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 1.

Hình thành và phát triển trong khoảng thời gian chuyển giao thời đại và bắt đầu thiên niên kỷ mới, phong cách thời trang Y2K là tổ hợp của nhiều phản ứng trái chiều trước dự báo tận thế: Văn hóa mua sắm tiêu dùng xa xỉ; tích trữ hàng hiệu; nắm bắt những điều tốt đẹp nhất của tương lai thông qua thời trang và tiêu dùng hằng ngày.

Những nhân vật có sức ảnh hưởng mang tính đại diện cho trào lưu này có thể kể đến Bratz, các ngôi sao nhạc pop như: Destiny Child, Beyoncé, Spice Girls, Britney Spears, Christina Aguilera… Đặc biệt xét đến địa hạt thời trang cao cấp không thể không nhắc đến John Galliano của Dior, Walter Van Beirendonck và Martin Margiela,...

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 2.

Spice Girls

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 3.

Britney Spears

Giới trẻ “phát sốt” với sự trở lại của xu hướng Y2K

Về sự trở lại của xu hướng này, có nhiều lý giải được đưa ra.

Bản chất của thời trang được nhận định là một vòng lặp, có tính chu kỳ. Sau 20-30 năm, các phong cách thời trang sẽ được tái sử dụng, trở thành xu hướng nền tảng, tạo cảm hứng cho mùa mốt mới.

COVID-19 được xem như một phiên bản nâng cấp của sự cố Y2K năm ấy, vì các nỗi lo, sự bất an ở hai thời điểm này tạo ra có tính tương đồng. Cũng chính bởi đại dịch, người trẻ dần đề cao hơn tính bền vững, bảo vệ môi trường trong thời trang. Với khả năng chi tiêu cho quần áo không “rủng rỉnh” thì xu hướng sử dụng hàng secondhand được người trẻ biết đến là lựa chọn hợp lý.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng mua sắm đồ cũ cũng có cơ hội phát triển nhiều hơn.

Depop - ứng dụng mua sắm hàng hóa đã qua sử dụng hiện có hơn 15 triệu người dùng ở 147 quốc gia ghi nhận 90% người dùng dưới 26 tuổi, và khoảng ⅓ người dùng ở Vương quốc Anh từ 16-24 tuổi. “Y2K” đã trở thành hashtag phổ biến trên Depop, cho thấy sự trở lại của xu hướng đầu những năm 2000.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 4.

Từ khóa “y2k” nhận về hơn 1 triệu sản phẩm bày bán tại chợ đồ cũ Depop.

Ở Việt Nam, thị trường săn đồ cũ online cũng nhộn nhịp hơn hẳn trong và hậu thời kì COVID-19. Ứng dụng thời trang secondhand SSSMarket đã cán mốc 420,000 người dùng sau hơn 1 năm ra mắt.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong việc lan tỏa, làm nóng lại cơn sốt Y2K này. Mina Le, Youtuber gen Z nghiên cứu về lịch sử thời trang cho biết: “Người trẻ giờ đây có thể tìm kiếm xu hướng mới dễ dàng và nhanh chóng thông qua Internet. Các blog hay tài khoản Instagram lưu lại các món đồ giống như trên sàn runway, từ đó tạo điều kiện cho các gen Z sáng tạo các mood board (bảng thiết kế) và tìm kiếm các món đồ tương tự cho tủ đồ cá nhân. ”

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 5.

YouTuber Mina Le

Trên nền tảng mạng xã hội TikTok, các nội dung liên quan tới Y2K xuất hiện với tần suất lớn. Các hashtag liên quan (#y2k, #y2kstyle, #y2KAesthetic, #y2kfashion) đạt lượt xem khổng lồ - 7,7 tỷ

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 6.

Nền tảng mạng xã hội chia sẻ ảnh Pinterest với hơn 300 triệu người dùng hàng tháng cũng ghi nhận sự tìm kiếm nhiều hơn các chủ đề liên quan đến Y2K

Hòa theo dòng chảy thời trang hiện đại, các thương hiệu lớn như Dior, Gucci, Louis Vuitton, và nhiều hãng khác đã nhanh chóng ra mắt nhiều sản phẩm nổi bật theo trào lưu Y2K.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 7.

Miu Miu và chiếc váy Y2K cạp siêu trễ bắt trend.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 8.

Prada Re-Edition 2000 nylon mini bag

Cho năm 2022, các xu hướng của thập niên 2000 trở lại mạnh mẽ. Các ngôi sao từ Âu sang Hàn cũng tích cực lăng xê xu hướng này.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 9.

Nàng ca sĩ gen Z Olivia Rodrigo cùng những outfit đậm chất Y2K

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 10.

Tinh thần của Y2K cũng có mặt trong nhiều MV triệu views K-pop, tiêu biểu có thể kể đến MV solo Weekend của Taeyeon (SNSD).

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 11.

Jennie

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 12.

Cô em Trendy

Colleen Hill cho biết : “Thời trang giai đoạn này là sự góp mặt của nhiều món phụ kiện, túi xách, thắt lưng, boots... trong một set đồ, cách sử dụng các tông màu sáng, đặc biệt là pastel, thêm thắt các loại đá nhân tạo,lông vũ. Bên cạnh đó còn là sự thử nghiệm của nhiều form dáng và cách layering (xếp lớp), ví dụ như cách mặc váy ngoài quần".

Y2K quay lại náo loạn ngành thời trang với “bình cũ rượu mới”. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố vị lai (futuristic) thông qua những trang phục ánh kim, hologram cùng với những thiết kế nổi loạn thời đó như quần cạp trễ, baby tee, túi baguette, những mẫu kính râm, phụ kiện kẹp tóc sặc sỡ.

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 13.

Kẹp tóc bươm bướm, trang sức lấp lánh

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 14.

Set đồ nhung

Gen Z phát sốt với sự quay trở lại của xu hướng Y2K - Ảnh 15.

Baby tee (áo thun em bé) đi cùng quần/váy cạp trễ

Tinh thần chủ đạo của Y2K mang lại đó là sự pha trộn giữa niềm lạc quan, hướng tới tương lai, sự bất cần, nổi loạn nhằm tập trung khắc họa cá tính nổi bật của người mặc.