Trang phục của các hoạt náo viên Hàn Quốc cổ vũ thi đấu bóng rổ.
Trang phục hoạt náo viên và hành trình biến đổi
Trang phục của các hoạt náo viên được gọi chung là đồng phục cổ vũ. Chúng thường xuất hiện tại các buổi thi đấu thể dục thể thao như bóng chày, bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ và ở các sự kiện của trường học. Chúng được thiết kế với tiêu chí tôn lên dáng vóc người mặc, trông gọn gàng và khỏe khoắn, đồng điệu với màu sắc quần áo của đội thi đấu.
Đồng phục cổ vũ ra đời đầu những năm 1900, là trang phục biểu tượng của các trường học có in chữ cái viết hoa đầu tiên của tên trường. Những chữ cái này thường được in trên một loại áo len, đôi khi là cả áo thun nếu thời tiết ấm áp. Mặc dù vậy, đồng phục là áo len thường rất nóng và cồng kềnh, không hề phù hợp với hoạt động thể thao.
Hoạt náo viên sẽ mặc đồng phục kèm giày vải đế bằng, mang tất cao đến đầu gối. Phong cách này phổ biến suốt từ khi đồng phục cổ vũ ra đời cho tới những năm 1960. Sau đó, cuộc cách mạng đồng phục cổ vũ liên tục diễn ra. Cho tới ngày nay, chúng có vô số biến tấu đa dạng, phong phú, đa phần là rất sexy.
Một số hình ảnh về đồng phục cổ vũ trong những năm 1950-1960.
Đồng phục cổ vũ thập niên 1960
Thập niên 60 được coi là giai đoạn "cách mạng tân kỳ" của làng thời trang thế giới. Các nhà thiết kế tạo ra nhiều trang phục phá cách, có phần trẻ trung, sôi nổi, phá vỡ những rào cản cũ kỹ, cổ điển trước đó. Đây cũng là giai đoạn phản chiếu sự phóng khoáng, bạo dạn hơn của trang phục, thu hút sự thích thú của những người theo chủ nghĩa Tân thời (The Modernist, gọi tắt là The Mods).
Chính vì thế, đồng phục cổ vũ cũng có nhiều biến đổi theo. Váy dài bị thay thế bởi váy ngắn xếp ly, giúp người mặc di chuyển dễ dàng hơn và thoải mái hơn. Áo len cũng được thiết kế khác đi, từ áo len dài chuyển qua áo len ngắn tay. Trang phục sát nách được đưa vào sử dụng.
Chân váy ngắn là đồng phục cổ vũ được sử dụng phổ biến giai đoạn thập niên 1960.
Đồng phục cổ vũ thập niên 1970
Đồ mặc của hoạt náo viên giai đoạn này có sự thay đổi hơn thập niên 1960. Đó là váy lại càng ngắn hơn, áo len cũng được cắt bớt để phù hợp với việc di chuyển, thể hiện vũ đạo. Nhiều chiếc áo đã cắt bỏ phần cổ cứng hoặc chỉ có chiều dài quá ngực đã gây ra phản ứng tiêu cực từ khán giả. Những người phụ nữ cổ điển coi chúng là "trang phục tai tiếng, hư hỏng". Quần ngắn cũng xuất hiện trong các bộ đồng phục cổ vũ từ đây.
Trang phục cổ vũ biến đổi gợi cảm hơn rất nhiều so với những năm 1950-1960.
Đồng phục cổ vũ từ 1980 đến nay
Trang phục của hoạt náo viên từ những năm 1980 đã có không ít thiết kế tương tự như hiện tại. Chúng được thiết kế gọn gàng, nâng cao đặc điểm tôn lên dáng vóc của các cô gái. Váy ngắn, quần ngắn, áo hở eo là những trang phục cổ vũ phổ biến hiện nay. Trong đó, chiều dài của váy đã rút ngắn đáng kể, bây giờ chỉ khoảng 10-13 inch (tương đương 25-33cm). Điều đáng nói là chiều dài váy vẫn đang bị cắt giảm vì lý do mặc ngắn cho an toàn, mặc dài có thể gây tai nạn khi di chuyển.
Đồng phục cổ vũ những năm 1990 có nhiều sự tương đồng với hiện tại.
Sự cố trang phục của hoạt náo viên gây nhức mắt
Hiện nay, trang phục của hoạt náo viên ngày càng phóng khoáng, thoải mái. Nhiều đội cổ vũ lựa chọn đồ mặc chẳng khác nào nội y, áo tắm. Quần hay váy được khuyến cáo phải mặc kèm bảo hộ vì ngắn chẳng tày gang. Đây là cách họ gây chú ý và khuấy động tinh thần bên ngoài sân thi đấu.
Đồng phục cổ vũ ngày nay trông chẳng khác nào áo tắm, nội y.
Tuy nhiên, chính vì cách lựa chọn trang phục như trên, nhiều cô gái đã gặp phải sự cố trang phục kém duyên. Ví dụ như chọn đồ không vừa dáng để lộ một phần cơ thể, trang phục bị kéo cao lên vì mải cổ vũ... Ngoài ra còn trường hợp bị hớ hênh khi tạo dáng hoặc lộ điểm nhạy cảm vì quần bó chẽn.
Chọn sai cỡ váy khiến nữ cổ động viên xuất hiện phản cảm. Chiếc váy ngắn tới mức không che hết vòng 3, để lộ nhiều khoảnh khắc kém duyên.
Hoạt náo viên để lộ điểm nhạy cảm vì mặc quần bó chẽn.
Nhiều người gặp sự cố hớ hênh vì mải mê cổ vũ, thực hiện vũ đạo.