Cô đã bán quần áo, đồ gia dụng và đồ chơi “cả cũ cả mới” thông qua mạng xã hội. Theo lời Mejia, cô chưa từng đầu tư tiền vào công việc kinh doanh này. Ban đầu, cô chỉ bán lại những bộ quần áo mình không còn sử dụng. Sau đó dùng tiền kiếm được mua quần áo tồn kho để bán lại với giá cao hơn. “Nghĩ lại về những điều tôi đã trải qua, tôi vẫn cảm thấy khó có thể tin”, cô nói.
Mejia là một trong số hàng triệu người Mỹ đang tìm cách kiếm thu nhập thụ động. Theo thống kê, người lao động Mỹ đã nộp hơn 5 triệu đơn đăng ký kinh doanh mới vào năm 2021, cao nhất kể từ năm 2005.
Một nghiên cứu của trang web Upwork cũng cho thấy 59 triệu người Mỹ (chiếm 36% lực lượng lao động) đã làm công việc tự do trong 1 năm trước đó. Những người tương tự Mejia thì tìm cách để khởi nghiệp. Mặc dù kinh doanh có nhiều khó khăn riêng nhưng chúng vẫn mang lại một khoản thu nhập đáng kể.
Ảnh: BI
Tiền tươi thóc thật
Năm 2015, gia đình Mejia cần thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Được chị gái giới thiệu nền tảng mua bán Poshmark, Mejia đã bán lại một số món đồ trong tủ quần áo của mình. Lần đầu tiên cô bán được một chiếc váy với giá 36 USD (gần 900 nghìn đồng) chỉ sau 11 giờ mở bán. Khi bắt đầu đưa “lên kệ” nhiều mặt hàng hơn, cô nhận thấy rằng "mọi thứ đều bán rất chạy" và có tiền ngay lập tức.
Hai năm sau, chồng của Mejia phải phẫu thuật hở van tim. Anh không thể làm việc khiến cô trở thành trụ cột chính trong nhà. Lúc này, Mejia đã thực sự “bén duyên với nghề”. Cô chuyển qua bán trên các nền tảng khác nhau và kiếm được 1.000 USD/tuần. Thời điểm ấy, cô đã có thu nhập năm đạt gần 50.000 USD.
Tuy nhiên, phải đến gần một năm trước - khi Mejia bắt đầu bán hàng trên các buổi phát trực tiếp thông qua Instagram, TikTok và Facebook, công việc kinh doanh của cô mới thực sự “bùng nổ”.
Sức khỏe của chồng Mejia đã được cải thiện. Thay vì quay lại công việc cũ, anh đã giúp đỡ vợ theo đuổi công việc kinh doanh phát đạt này. Họ đã trả hết tiền mua nhà và chu cấp tiền học đại học cho hai người con mà không cần đến khoản vay sinh viên.
Ảnh: BI
Càng nhiều sản phẩm, càng kiếm nhiều tiền
Không chỉ bán đồ trong tủ quần áo cá nhân, Mejia còn đến các cửa hàng thanh lý để tìm các sản phẩm có thể “cũ người mới ta” với giá hời. Ví dụ như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ trẻ em, phụ kiện và đồ trang sức. Mejia thường bán các món đồ với giá thấp từ 15-20 USD. Với túi Louis Vuitton hoặc Chanel thì có giá 1.300 đến 1.400 USD.
Mặc dù Mejia thường xuyên tới các cửa hàng bán lẻ và hội chợ nhưng giờ đây cô chủ yếu hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác nhau để có giá thành ưu đãi. Khi đăng bán, Mejia sẽ niêm yết hầu hết các sản phẩm của mình với giá giảm khoảng 40% so với thị trường, hoặc ở tầm giá mà khách hàng thường mặc cả. Chiết khấu cao là hình thức phổ biến trên các nền tảng bán lại. Cô đã từng mua một chiếc váy có giá 30 USD dù giá trên web Anthropologie là gần 300 USD.
Mặc dù giảm giá nhưng Mejia có thể duy trì lợi nhuận cao bằng cách chỉ bán những món đồ có giá thật rẻ. Cô không nghĩ mình có tài năng đặc biệt trong việc chọn “mặt gửi vàng” các sản phẩm tiềm năng. Chìa khóa ở đây là “càng đăng nhiều sản phẩm, càng kiếm được nhiều tiền." Trăm người bán, vạn người mua. Mọi sản phẩm đều có thể có khách hàng phù hợp.
Mejia cũng cho biết, chính việc chuyển qua thương mại điện tử khi thế giới bắt đầu bùng phát đại dịch đã giúp doanh số bán hàng tăng 50% so với thời kỳ trước.
Thực sự đam mê
Mejia đã dành từ 8 đến 10 tiếng để làm việc. Nhưng thực tế cô phải làm việc "24/7". Mejia cần “lên kệ” ít nhất 100 mặt hàng mỗi ngày. Đặc biệt là khung giờ tối – thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao. Để đảm bảo sản phẩm được giao đúng hạn, cô phải thức đến 3 giờ sáng và bắt đầu ngày mới lúc 7 giờ 30.
Mejia cho rằng bất kỳ ai cũng có thể thành công với ngành này. Điều kiện tiên quyết là chăm chỉ và sự tận tâm với nghề. Cô đã mất bảy năm để kiếm được nguồn thu nhập như ngày hôm nay. “Hãy bắt đầu từ tủ quần áo. Đừng nản chí, nếu kiên trì, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng”.
Nhờ thành công trong việc bán hàng trên thương mại điện tử, Mejia đã ký hợp đồng với Torrid và Target. Cô sẽ được trả tiền khi mặc và quảng cáo quần áo của họ trên mạng xã hội. Chính những giao dịch này giúp cô kiếm được 735.000 USD vào năm 2021. Mặc dù, hàng nghìn người theo dõi trên mạng xã hội sẽ đem lại lợi thế lớn cho nhiều nhà bán hàng. Nhưng không nhất thiết phải nổi tiếng mới có thể bắt đầu hành trình kinh doanh.
Doanh số bán hàng của Mejia đã tăng 30% trong sáu tháng vừa qua. Cô cũng có kế hoạch mở một cửa hàng bán lẻ “pop-up”của riêng mình vào năm tới tại thành phố Houston. “Chúng tôi yêu công việc này và sẽ làm việc để duy trì nó”, Mejia nói.
Theo BI
-
Nội bộ đạt đến đỉnh điểm của sự thất vọng, Mark Zuckerberg đi "quân cờ cuối", tái khởi động "cỗ máy" kiếm tiền bị bỏ quên
-
Cô gái 31 tuổi làm việc 3-5 giờ/ngày, kiếm 15.000 USD/tháng nhưng ở trong xe bus, cuộc sống nay đây mai đó
-
Kiếm tiền giỏi như Ronaldo: Đăng 1 bức ảnh "bỏ túi" 50 tỷ đồng, chẳng cần đá bóng vẫn có trong tay hơn 1.000 tỷ đồng, vừa rời MU đã tranh thủ ra mắt BST đồng hồ hạng sang