Trong thời kỳ mang thai, không chỉ vóc dáng có sự thay đổi mà cả mái tóc và làn da của các bà bầu cũng trở nên thất thường. Các nghiên cứu cho thấy, thai kỳ khiến cho chất androden được tiết ra nhiều, từ đó kích thích tăng bã nhờn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn có cơ hội phát triển và hoành hành trên da.
Thông thường mụn sẽ khởi phát cũng như trở nên tệ hơn vào những tháng đầu khi mang thai nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh xong. Tuy nhiên, do thời gian hoành hành lâu và số lượng mụn lớn… đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây khó chịu, thậm chí để lại sẹo thâm, vết thâm khó loại bỏ, khiến làn da xuống sắc khá nhiều.
Làn da mụn nhọt, nhờn dính và cũng khô hơn trong giai đoạn bầu bí
Thùy Linh (33 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng từng tự ti với làn da lấm tấm mụn ẩn và vết thâm mụn trong thời gian bầu bí. Chỉ khi bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ bầu bí, làn da của Linh mới được cải thiện phần nào.
Đó chính là nỗi niềm không của riêng ai đối với các mẹ bầu, Thùy Linh (33 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng từng gặp khó khăn trong việc chăm sóc da trong giai đoạn mang thai của mình. Cô chia sẻ: "Suốt những tháng bầu bí, làn da của tôi lấm tấm mụn ẩn. Bầu bí nên tôi không dùng các sản phẩm trị liệu như retinol hay chấm mụn... nên làn da lúc nào cũng trong trạng thái sần sùi, lấm tấm mụn.
Làn da cũng thay đổi thất thường, có lúc tiết nhiều dầu nhờn, có lúc lại cảm thấy rất khô. Mà mình không dám dùng nhiều mỹ phẩm trong giai đoạn này. Thời điểm ấy, tôi chỉ cố gắng làm sạch da và dưỡng ẩm đơn giản để khắc phục".
Thùy Linh đã sinh em bé được vài tháng.
Trong thời gian bầu bí, việc lựa chọn mỹ phẩm cho các bà bầu cũng rất khó khăn, Thùy Linh chia sẻ thêm. Các mẹ bầu không thể dùng các sản phẩm trị liệu để cải thiện làn da nên cô không biết nên làm thế nào để giải quyết tình trạng mụn ẩn, da sần sùi suốt quá trình bầu bí của mình.
Cách hạn chế tình trạng mụn ẩn, da xuống sắc khi bầu bí:
Nhiều người do quá nóng lòng muốn trị mụn mà nhiều mẹ bầu đã tự ý bôi kem trị mụn, hay các sản phẩm trị liệu chuyên sâu. Việc này có thể trị được mụn, cải thiện làn da nhưng lại gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thay vào đó, bạn hãy áp dụng những phương pháp dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tuy thời gian trị mụn sẽ chậm hơn nhưng độ an toàn luôn được đảm bảo.
- Mẹ bầu có thể dùng sữa rửa mặt dành cho da mụn, kết hợp thoa thêm toner mỗi ngày và tẩy tế bào chết 1 lần/tuần, để không cho mụn có cơ hội phát triển.
- Không sử dụng các thuốc bôi thuộc nhóm retinoid (acid retinoic, retinol, adapalen…) hoặc các thuốc gây lột sừng trên da.
- Nên dùng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Hạn chế trang điểm, dùng mỹ phẩm, nên để da thông thoáng và ngăn ngừa tiếp xúc mỹ phẩm quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
- Nên hạn chế ăn đồ ngọt, cay, mặn hay đồ nhiều dầu mỡ để làn da không tiết nhiều dầu, giảm tình trạng mụn nhọt có thể phát sinh.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ 2 lít nước/ngày để hỗ trợ cải thiện làn da khi bầu bí.
- Cố gắng ngủ sớm, giữ tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực, không thức khuya, căng thẳng.
Tóc rụng cả búi trong thời gian bầu bí
Nếu như Thùy Linh gặp phải tình trạng da mụn, da khô và dầu nhờn thất thường thì Mỹ Hạnh (30 tuổi, sống tại Hà Nội) lại chịu trận với tình trạng tóc rụng nhiều. Mỗi lần gội đầu tóc rụng cả búi khiến cô lo lắng ít nhiều.
Mỹ Hạnh (30 tuổi, sống tại Hà Nội).
Nguyên nhân rụng tóc khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi này không chỉ tác động đến làn da mà cả mái tóc cũng chịu ảnh hưởng. Nếu trước đây chỉ rụng khoảng 100 sợi tóc thì giai đoạn bầu bí có thể lên đến con số 300 sợi.
Cách hạn chế tình trạng tóc rụng khi bầu bí:
Tình trạng rụng tóc khi mang thai là khó tránh khỏi trong giai đoạn bầu bí. Các mẹ bầu có thể áp dụng những cách chăm sóc đặc biệt để có được mái tóc khỏe hơn, hạn chế tối đa tình trạng rụng tóc khi mang thai.
- Nên dùng sản phẩm organic: Không chỉ dưỡng da mà cả chăm sóc tóc từ sản phẩm organic đều đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Massage da đầu với gel nha đam: Nha đam có khả năng dưỡng ẩm, kháng viêm cho làn da và dưỡng tóc hiệu quả. Mẹ bầu có thể bôi gel nha đam lên da đầu và massage nhẹ nhàng để gel thấm sâu vào chân tóc, cung cấp độ ẩm, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
- Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng.
- Các mẹ bầu nên thả tóc hoặc dùng kẹp càng cua để buộc tóc, đừng buộc tóc quá chặt sẽ khiến tóc dễ gãy rụng.
- Hạn chế sử dụng hóa chất để làm đẹp tóc như ép, duỗi, uốn, nhuộm vì chúng khiến tóc bị hư tổn. Quan trọng nhất là những hóa chất làm đẹp tóc cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.