Mới đây, trên đường phố Trung Quốc xuất hiện người đẹp diện áo sơ mi croptop, chân váy mini theo phong cách công sở thu hút sự quan tâm của những người xung quanh. Chẳng những xinh đẹp, cô nàng còn ghi điểm bởi vóc dáng cao ráo, đôi chân dài miên man, đặc biệt là chiếc áo lộ eo, khoe khéo cơ múi bụng săn chắc. Thậm chí, có một số người đàn ông còn giơ máy ảnh, máy điện thoại chụp lại hình ảnh của cô gái này.
Người đẹp hút mọi ánh nhìn trên đường trong bộ đồ công sở khoe eo thon, chân dài.
Bên cạnh trang phục tôn dáng thì thân hình gợi cảm là một trong những yếu tố giúp cô gái nhận được nhiều sự quan tâm của những người xung quanh.
Xu hướng "ngắn hóa" thời trang công sở là chủ đề gây nên không ít ý kiến trái chiều, ví dụ điển hình nhất phải kể đến váy mini juyp. Trước đó, Bộ Nội vụ yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ không mặc váy ngắn, quần jean đi làm. Trang phục phù hợp nhất là váy quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không mặc quần bò, áo phông không ve cổ. Điều này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, có người đồng tình, có người phản đối.
Chân váy mini juyp được cho là chỉ phù hợp mặc ở các doanh nghiệp hoặc công ty tư nhân, không phù hợp mặc đến cơ quan Nhà nước.
Một số ý kiến không ủng hộ, cho rằng váy ngắn trên đầu gối vẫn được coi là loại trang phục công sở phổ biến nên để mặc đi làm thì vẫn lịch sự. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, váy mini juyp hay quần jean đáng lẽ phải "bị cấm" mặc đi làm từ lâu, chứ không phải đến bây giờ mới được đưa vào bộ quy tắc ứng xử. Đi kèm với đó là một bài viết có nội dung cụ thể như sau:
"Lần nọ, tôi có việc tới một cơ quan để làm thủ tục. Đầu giờ sáng, tiếp tôi là một nữ cán bộ khoảng 30 tuổi. Tôi khá bất ngờ vì là người của cơ quan Nhà nước, đang ở nhiệm sở nhưng cô ấy lại mặc chiếc váy ngắn bó sát, nội y có màu tương phản với trang phục chính, cùng đôi guốc cao, nhọn gót khiến cô trông ngất ngưởng khi di chuyển. Vừa trao đổi thủ tục một cách cụt lủn, cô vừa tranh thủ ăn nốt bữa sáng trên bàn... Nếu hoàn cảnh gặp gỡ là ở một quán cafe hay một chỗ vui chơi, giải trí nào đó, tôi có thể sẽ thấy cô đẹp. Nhưng gặp ở đây, tôi không khỏi cau mày, cảm thấy phong cách này thật khó chấp nhận, không thể hiện bất kỳ sự chuyên nghiệp nào. Điều đó khiến tôi băn khoăn về sự trách nhiệm của cô trong công việc...".
Thay vì mặc quần jean, chân váy juyp ngắn trên đầu gối, các chị em cũng có thể lựa chọn quần ống suông, ống loe cũng vẫn đẹp mà lại thanh lịch. Hot gymer Nội Mông - Liu Tai Yang gây ấn tượng với loạt ảnh mặc quần ống loe, áo sơ mi tôn 3 vòng 103 – 66 – 100 (cm).
Một số tài khoản mạng nhận xét, người đàn ông này đang quá đặt nặng về vấn đề váy/áo mặc đi làm của các chị em: "cần gì phải khó tính chuyện ăn mặc", "chiếc áo không làm nên thầy tu", "tốt gỗ hơn tốt hơn nước sơn, các cụ chẳng dạy rồi sao?"... là một số lời bình luận dưới bài viết. Ngoài ra, có người còn nêu ý kiến: "Không ít doanh nghiệp cho phép nhân viên ăn mặc phá cách, tự do".
Tuy nhiên, phần đông đều ủng hộ tác giả, bởi vì khi đặt chân đến môi trường công sở thì sự chuyên nghiệp, trách nhiệm được đặt lên hàng đầu. Trong đó, kiểu trang phục và tác phong "chuyên nghiệp, có trách nhiệm" là thứ không thể thiếu và cũng không cần phải bàn cãi.
Nhiều người ủng hộ bộ quy tắc ứng xử do Bộ Nội vụ quy định: Công viên chức không được mặc váy mini juyp đến cơ quan.
Những người cố chấp sẽ lý luận rằng, ăn mặc thoải mái cho gần gũi nhưng thực chất sự gần gũi phải được dựa trên tinh thần chuyên nghiệp, tác phong, lối giao tiếp, chứ không phải nằm ở sự dễ dãi trong cách ăn mặc. Về việc một số doanh nghiệp cho phép nhân viên được ăn mặc tự do, bởi vì, đó là văn hóa doanh nghiệp của họ. Họ cảm thấy, điều này phù hợp với tính chất thương hiệu và môi trường làm việc đặc thù của họ.
"Tôi ủng hộ bộ quy tắc ứng xử này. Nếu ai đó vẫn nói rằng: "trang phục chẳng ảnh hưởng gì tới tác phong, tới vai trò công việc", thì tôi nghĩ họ không phù hợp với vị trí cán bộ, công chức".