Suốt 80 năm lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu, Dior (chỉ tính riêng mảng thời trang nữ) đã trải qua tới 7 đời Giám đốc Sáng tạo (GĐST): Christian Dior (1946 - 1957); Yves Saint Laurent (1957 - 1960); Marc Bohan (1960 - 1989); Gianfranco Farré (1989 - 1997); John Galliano (1997 - 2011); Raf Simons (2012 - 2015); Maria Grazia Chuiri (2016 - hiện tại).
Điểm chung dễ nhận thấy nhất trong phong cách thiết kế của những NTK này nằm ở sự tôn trọng di sản, cùng với những trang phục mang vẻ sang trọng, thanh lịch, nữ tính có phần "bánh bèo".
Và trong suốt quãng thời gian ấy, đã từng có một Dior nổi loạn và đầy màu sắc trong quá khứ, khác với Dior chỉ toàn màu trắng - đen - be như bây giờ. Dior dưới đế chế "cai trị" của John Galliano được giới mộ điệu nhắc đến như một thời kì vàng son thịnh vượng của hãng. Với cá tính mạnh, NTK người Anh không ngần ngại rũ bỏ sự thanh lịch vốn có của thương hiệu để lấp bằng những sự ngỗ ngược, ngang tàng theo một cách "rất Dior". Điều đó được thể hiện qua BST RTW Thu Đông 2003 - một show diễn đầy drama , bất ổn nhưng lại vô cùng sáng tạo và đáng nhớ.
Ready To Wear Thu Đông 2003 - một show diễn đầy drama , bất ổn nhưng lại vô cùng sáng tạo và đáng nhớ.
"Hardcore Romance" - Sự lãng mạn thô bạo
John Galliano đặt cho show diễn Ready to wear (RTW) Thu Đông 2003 một cái tên thân mật hơn: "Hardcore Romance" (tạm dịch: sự lãng mạn thô bạo). Sở dĩ, ông đặt tên cho BST của mình như vậy vì cảm hứng mà NTK người Anh này lựa chọn để sáng tạo nằm ở sự đối lập hai thái cực của tình yêu và tình dục.
Có thể thấy, NTK người Anh này muốn tạo điểm nhấn cho BST của mình bằng những trang phục form dáng "khuếch đại", cầu kì.
Cảm hứng lãng mạn nằm ở những thiết kế bằng vải voan mỏng, lụa organza, chiffon,... kết hợp thêm với những chi tiết bèo nhún xếp layer xuất hiện liên tiếp trong BST. John Galliano mang đến một phiên bản dễ mặc, dễ tiếp cận hơn của BST Haute Couture Xuân Hè 2003 diễn ra cách đó vài tháng. Ngược lại với những nét nữ tính, sexy, "gã điên Anh Quốc" còn thổi vào BST làn gió của tình dục, theo trường phái BDSM.
Đại diện tiêu biểu nhất cho cảm hứng khoái lạc này nằm ở những item làm từ chất liệu latex, rubber bó sát luôn xuất hiện song hành cùng với những thiết kế mang cảm hứng lãng mạn. Cùng với đó là những chi tiết đai thắt "trói buộc" gợi ra rất nhiều sự liên tưởng.
Ngoài ra, nguời ta cũng nhìn thấy tinh thần rất Trung Quốc và Nhật Bản phảng phất trong BST. Những hoạ tiết, hoa văn đặc trưng của nền văn hoá xứ Trung được kết hợp với kiểu makeup kabuki signature dành cho những cô Geisha tại đất nước mặt trời mọc.
John Galliano đã "sản sinh" ra rất nhiều item thời trang kinh điển với BST này. Có thể kể đến như chiếc túi Dior Saddle Bag hoạ tiết cá koi ; những đôi mules huyền thoại đầu thập niên 2000; đôi giày vảy rồng, màn debut của chiếc túi "Latest Blonde"; hay chiếc quần biker thắt dây vừa bụi bặm, vừa có chút "coquette".
Màn biểu tình đáng nhớ của PETA
Đầu tiên phải kể đến khoảnh khắc được gọi là "key moment" của show diễn: Một người phụ nữ trong hội nhóm bảo vệ động vật chạy lên sân khấu để biểu tình và bị đội bảo an thẳng tay kéo xuống.
Khi đó, Nadine Strittmatter đang là người mẫu đến lượt trình diễn. Sải bước cực slay của model gốc Thuỵ Sĩ này đã bị ngay một người phụ nữ thuộc tổ chức PETA cản trở tại cuối đường runway. Ngay lập tức dàn vệ sĩ đã tới xử lý tình huống. Thêm vào đó, cùng với sự giúp sức của Nadine, cô đã không một động tác thừa, nhanh tay đẩy ngã "bà cô" chắn lối này xuống dưới.
Khoảnh khắc Nadine Strittmatter cùng vệ sĩ "xử lý" kẻ phá đám show diễn
Chưa dừng lại ở đó, khoảnh khắc "bà cô" biểu tình này bị kéo xuống rơi đúng vào lúc nhạc nền của show diễn chạy đến "take me down, right to the ground" (tạm dịch: kéo tôi xuống mặt đất) càng khiến cho chương trình trở nên đáng nhớ.
Một chiếc áo trench coat lông thỏ siêu to khổng lồ do người mẫu Inga Savits diện xuất hiện trên đường runway.
Chiếc áo lông thỏ màu tím lilac xuất hiện ngay sau khi người biểu tình bị kéo đi
Model walk "sập sàn"
Thập niên 2000 vốn luôn nổi tiếng với những màn catwalk đỉnh cao và tràn đầy năng lượng. Không phải lối catwalk tĩnh, uyển chuyển như thập niên 90, các model thể hiện tinh thần "slay đẳng cấp, walk sập sàn". Show diễn này cũng không ngoại lệ. Đương nhiên rồi! Trang phục đẹp, makeup độc đáo, catwalk và pose dáng chắc chắn sẽ phải kịch tính.
Show diễn quy tụ rất nhiều model "đỉnh chóp" như Raquel Zimmermann, Erin O'Connor, Karolina Kurkova, Alek Wek, Eugenia Volodina,...
Thậm chí, từng có một số thông tin cho rằng người mẫu gốc Ý - Mariacarla Boscono catwalk với lực mạnh tới nỗi làm nứt mặt kính trên sàn diễn.
Sàn diễn bằng kính này xuất hiện trong khá nhiều BST Dior đầu thập niên 2000. Tuy bối cảnh, set up đơn giản nhưng sân khấu này đã chứng kiến biết bao nhiêu màn chinh phục tín đồ thời trang đỉnh cao của John Galliano cùng các model.
Show diễn trở thành đề tài được người yêu thời trang quốc tế bàn tán nhiều trên TikTok
BST này thời gian sau đó được nhiều tín đồ thời trang săn đón rộng rãi. Không chỉ vậy, phía chuyên gia cũng đánh giá đây là một trong những show diễn RTW hay nhất (ở thời điểm bấy giờ) của John Galliano. Tạp chí Vogue cho rằng: "Đây là một bộ sưu tập đáng nhớ với rất nhiều item đẹp mắt."
Thời gian gần đây, rất nhiều netizen trở nên hứng thú với show diễn này của Dior.
Một vài đoạn cut từ show diễn đã được đăng tải lên Tiktok và trở thành đề tài được nhiều người yêu thời trang bàn tán. Hầu hết, những người comment đều khen ngợi John Galliano cùng BST này:
- BST đáng nhớ nhất của Dior.
- Thật buồn cười những người trước kia cố tình tẩy chay John bây giờ lại đi khen ngợi BST này của ông.
- Không hiểu sao tôi thấy show diễn này hơi lộn xộn nhưng lại rất thích nó.
- Mấy món đồ này bây giờ lại thành trend này.
- Mấy bà model walk đỉnh lắm ý.