Tẩy da chết thế nào cho đúng?

Tẩy da chết mang lại nhiều lợi ích cho làn da, giúp làm sạch, thông thoáng lỗ chân lông và làm sáng mịn làn da. Tuy nhiên, nếu tẩy da chết không đúng cách có thể gây hại da.

1. Lợi ích của tẩy da chết

‏Mỗi ngày cơ thể có thể tạo ra hàng tỷ tế bào mới để thay thế số tế bào đã bị mất đi. Một phần tế bào chết sẽ được rửa trôi theo nước chúng ta tắm gội, dùng sữa rửa mặt hằng ngày. Trong khi một phần tế bào chết dư thừa đó không thể được rửa sạch đi hoàn toàn nếu như bạn không sử dụng tẩy tế bào chết thường xuyên.‏

‏Tẩy tế bào chết có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, vì vậy mang lại các lợi ích sau:‏

‏Làm thông thoáng lỗ chân lông và tránh được các bệnh viêm nang lông, mụn lưng và cảm giác khô sần.‏

Giúp các dưỡng chất thấm sâu vào làn da và phát huy hiệu quả tốt hơn.‏

Giúp làn da sáng mịn và đều màu hơn.

Tẩy da chết thế nào cho đúng? - Ảnh 1.

Lợi ích của tẩy da chết

‏2. Bao lâu nên tẩy da chết một lần?

‏Tẩy da chết tốt nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc tẩy da chết quá nhiều có thể khiến da bị tổn thương. Theo Tiến sĩ Debra Jaliman, bác sĩ da liễu tại New York, tần suất tẩy da chết phù hợp sẽ phù thuộc vào loại da của bạn. ‏

Tẩy da chết thế nào cho đúng? - Ảnh 2.

Với da nhạy cảm, bạn nên tẩy tế bào chết 1 lần một tuần. Da bình thường và da dầu thì có thể 2-3 lần mỗi tuần nếu bạn có thời gian.‏

‏Trước khi tẩy da chết cần tắm nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và giúp lỗ chân lông giãn nở. Thao tác tẩy da chết theo chiều hướng từ lòng bàn chân lên đến dọc cơ thể, sử dụng chuyển động tròn để massage cho da. Sau đó tắm lại với sữa tắm. Lưu ý mọi bước cần thực hiện nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho da.‏

‏Da sau khi tẩy tế bào chết có thể bị khô, vì vậy nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi thực hiện tẩy tế bào chết để khóa ẩm và hạn chế những tổn thương cho da.‏

Tẩy da chết thế nào cho đúng? - Ảnh 3.

Bao lâu nên tẩy da chết?‏ ‏

‏3. Các phương pháp tẩy da chết

3.1 Tẩy da chết cơ học

‏Tẩy da chết cơ học bằng cách sử dụng găng tay, miếng bọt biển hoặc bàn chải tẩy tế bào chết. Phương pháp này được sử dụng để tẩy da chết toàn thân, nhất là các vùng da rộng như cánh tay và chân. ‏

‏Với phương pháp tẩy da chết cơ học, ưu điểm là rất tiện lợi và mang lại cảm giác dễ chịu trên toàn cơ thể. Nên lựa chọn những dụng cụ có chất liệu mềm và thiết kế phù hợp, tránh gây tổn thương cho làn da khi sử dụng. ‏

Tẩy da chết thế nào cho đúng? - Ảnh 4.

Tẩy da chết cơ học

3.2 Tẩy da chết hóa học

‏So với tẩy da chết vật lý, phương pháp tẩy da chết hóa học có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tẩy da chết hóa học cũng có thể gây kích ứng da nếu không thực hiện đúng cách. ‏

‏Một số sản phẩm hóa học phổ biến được sử dụng bao gồm: ‏

Acid alpha hydroxy (AHA) là sản phẩm tan trong nước, giúp làm bong tróc bề mặt da để nhường chỗ cho các tế bào mới.‏ ‏Acid beta hydroxy (BHA) là sản phẩm tan trong dầu, có tác dụng đi sâu vào nang lông để làm khô dầu thừa và loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, sạch khuẩn.‏ ‏Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, mang lại công dụng giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa, làm dịu làn da bị tổn thương do tác dụng của ánh nắng mặt trời và điều trị mụn trứng cá.

Tẩy da chết thế nào cho đúng? - Ảnh 5.

4. Khi nào không nên tẩy da chết?

‏Khi da có dấu hiệu bị kích ứng, chẳng hạn như cháy nắng hoặc phát ban, bạn không nên tẩy da chết bằng bất kỳ phương pháp nào. Bởi việc này có thể gây kích ứng da nhiều hơn và khiến cho quá trình làm lành da kéo dài hơn.‏

‏Trong những tình huống như vậy, tốt nhất chỉ nên làm sạch bằng sữa tắm và kết hợp dưỡng thể để giúp da phục hồi tổn thương.