Dân làm nghệ thuật lâu năm, đặc biệt là giới yêu thích ngành nghề thiết kế chẳng xa lạ gì với cái tên Tim Phạm. Tim Phạm là một hoạ sĩ kiêm nhà thiết kế, chỉ đạo nghệ thuật đứng đằng sau những bức tranh cho các thương hiệu lớn cũng như làm hình ảnh cho các album, liveshow danh tiếng. Bên cạnh đó, vị trí diễn hoạ thời trang cũng là công việc đem tới những thành công nhất định cho chàng trai sinh năm 1990 này.
Tính cách hướng nội có lẽ là ưu điểm giúp Tim Phạm có nhiều thời gian sống trong thế giới nội tâm của mình, từ đó kiến tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc biệt. Đến với cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ngoài việc điểm lại những cột mốc trong sự nghiệp, anh còn chia sẻ kinh nghiệm quý báu cho những ai còn đang loay hoay trên con đường sáng tạo và thiết kế.
Khán giả biết đến Tim Phạm là Art Director, Graphic Designer, Illustrator, kiêm người đồng sáng lập chuỗi cà phê Nấp Sài Gòn và chủ sở hữu studio mang tên smaller than three, vậy để độc giả có cái nhìn khái quát nhất về Tim Phạm, lời giới thiệu của bạn về bản thân là gì?
Năm 2013 sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Graphic Design tại Mỹ, mình quay về Việt Nam và xin vào làm việc tại thương hiệu thời trang Li Lam. Một vài tháng sau, mình được chị Lam tin tưởng và giao trọng trách làm Art Director cho thương hiệu. Sau đó, mình được tạp chí Nam mời về làm việc và tiếp nối sau đó là những lần cộng tác với các tạp chí khác như Elle, L'officiel, Harper Bazaar,...
Năm 2017, với những kinh nghiệm tích góp, mình thành lập studio thiết kế riêng smaller than three, chuyên thiết kế nhận diện thương hiệu và POSM cho các show âm nhạc lớn nhỏ. Khách hàng thân thiết nhất lúc đó là anh Hà Anh Tuấn vì từ khi bắt đầu kết hợp, tất cả các sản phẩm anh Tuấn đều tin tưởng giao cho Tim Phạm làm.
Đến 2019, smaller than three chính thức "về cùng một nhà" với công ty của anh Tuấn. Đầu năm 2022, Tim gặp lại một người bạn cũ có cùng đam mê về nghệ thuật nên hau đứa đã quyết định cùng nhau mở Gallery Medium, chuyên bán tranh và các tác phẩm nghệ thuật mang tính trang trí và ứng dụng cao.
Vậy nếu phải chọn 1 trong những công việc bên trên là công việc gắn bó cả đời thì bạn sẽ chọn vai trò nào?
Thật sự các công việc Tim đang làm đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau. Việc này bổ trợ việc kia, nên Tim nghĩ dù có chọn 1 thì đến một lúc nào đó những việc kia cũng sẽ đều xuất hiện lại. Ví dụ, vẽ là sở thích của mình, nên trong quá trình làm Art Director hay Graphic Designer thì mình đều kết hợp nét vẽ vào các thiết kế cá nhân. Hoặc ít nhất là tìm ý tưởng từ các tác phẩm tranh vẽ của những hoạ sĩ khác.
Tim Phạm thường lấy cảm hứng nghệ thuật từ đâu? Có ai là người truyền cảm hứng nhiều nhất tới bạn hay không?
Cảm hứng nghệ thuật đến với Tim từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Nó có thể đến từ một tác phẩm khác, một cảnh vật, một câu chuyện, một bài hát, hay ngay cả từ một mùi hương nào đó. Mỗi thời điểm và tuỳ vào hoàn cảnh mà mình sẽ được truyền cảm hứng từ một (hoặc nhiều) người khác nhau.
Mái ấm, nơi Tim Phạm tìm về để lấy lại cảm hứng sáng tạo
Vậy những lúc bị mất cảm hứng thì sao? Việc bị art-block có diễn ra phổ biến với bạn hay không và những lúc như vậy bạn thường làm gì?
Cũng khá thường xuyên. Những lúc như vậy tmình sẽ dành thời gian ở một mình để suy nghĩ, hoặc sẽ đi du lịch ở đâu đó để được refresh và học hỏi thêm cái mới. Chắc chắn sau mỗi lần đi về, Tim Phạm đều luôn được truyền thêm nhiều năng lượng và cảm hứng.
Một thói quen cần thiết với một người làm công việc Art Director là gì?
Không những đối với Art Director mà đối với tất cả những ai làm công việc liên quan sáng tạo cũng cần có thói quen cập nhật để bản thân không bị lỗi thời.
Một số thiết kế tiêu biểu của Tim Phạm, bao gồm vé concert, poster, bìa sách,...
Được biết, bạn từng có thời gian làm công việc diễn hoạ thời trang - Fashion Illustrator. Vậy theo Tim, điều quan trọng nhất đối với một cai trò này là gì?
Thật ra đó chỉ là sở thích cá nhân và có những lần mình may mắn kiếm được tiền từ sở thích đó qua các đơn đặt hàng. Tim nghĩ những người làm công việc liên quan đến vẽ nói chung và Fashion Illustrator nói riêng cần luyện tập thường xuyên để nét vẽ luôn được bay bổng.
Vậy theo Tim, một Fashion Illustrator có cần có gu thời trang bắt kịp với mọi xu hướng hay không?
Theo mình thì không. Đối với Tim, một Fashion Illustrator chuyên nghiệp cần có gu thẩm mỹ chứ không nhất thiết phải có gu thời trang bắt kịp với mọi xu hướng. Vì người có gu thời trang thức thời chưa chắc đã biết cách truyền tải và tôn vinh những thiết kế qua nét vẽ, nhưng có gu thẩm mỹ thì chắc chắn sẽ làm được.
Sợi dây kết nối giữa nghệ thuật và cuộc đời được thể hiện như nào trong quan điểm làm nghề của bạn?
Tim luôn có một quy tắc khi làm các công việc sáng tạo: dù là sáng tác như thế nào đi nữa thì cái quan trọng nhất vẫn là phải truyền tải được thông điệp và ý nghĩa của tác phẩm đến người chiêm ngưỡng. Và dù thế nào đi nữa thì Tim cũng chỉ muốn làm ra các tác phẩm với mục đích làm đẹp cho đời, nói không với các tác phẩm có chủ đề tăm tối và tiêu cực.
Bạn có hay đưa ra những góp ý/quan điểm tới những sản phẩm của em trai mình - Ben Phạm hay không?
Nếu em trai Tim cần hỏi ý kiến hoặc góp ý thì mình luôn sẵn lòng. Nhưng không phải là anh thì lúc nào mình cũng giỏi hơn để có thể đưa ra những góp ý. Thỉnh thoảng, đối với những mảng nào không phải là thế mạnh của mình, Tim cũng phải hỏi ý kiến từ em trai.
Hai anh em Tim Phạm - Ben Phạm
Liệu có một "cuộc đua ngầm" giữa 2 anh em Tim Phạm và Ben Phạm hay không? Hay có bao giờ bạn có cảm thấy áp lực bởi những thành tựu mà Ben đạt được trong công việc hay không?
Tim nghĩ nếu nói về thành tựu thì cũng khó có thể so sánh được để mà cảm thấy áp lực. Bản chất những việc mà Tim và em trai làm, tuy cùng ngành sáng tạo, nhưng nội dung công việc khác nhau và cũng cho những đối tượng khác nhau.
Ben Phạm là chủ nhân của những bộ hình thời trang, đồng thời là Giám đốc sáng tạo của các sản phẩm âm nổi tiếng ở thị trường Việt Nam