Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt!

"Chiếm đoạt văn hóa" - vấn đề không mới nhưng chắc chắn vẫn đang bị xem nhẹ.

Cụm từ "Chiếm đoạt văn hóa" không mới nhưng lại được gióng giả nhiều hơn cả vào những ngày gần đây, một phần lớn do "công" của vụ việc vẫn còn khá mới: nghi vấn Dior đạo nhái cổ phục Trung Quốc.

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 1.
Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 1.

Chiếc váy midi của Dior bị tố là đạo nhái váy mã diện trong các bức tranh vẽ phụ nữ thời Minh hậu kỳ

Chỉ từ một chiếc váy vô tri mà đã bị quy vào hành vi mang tính cực đoan như "chiếm đoạt"? Vậy thì chiếm đoạt văn hóa là gì?

Khi văn hóa trở thành công cụ để kiếm chác

Chiếm Đoạt Văn Hoá (Cultural Approriation) là hành vi mà những cá nhân hay tổ chức lợi dụng, xuyên tạc những nét văn hoá lâu đời mang tính đặc trưng của một quốc gia hay nhóm dân tộc thiểu số để trục lợi, hoặc do lỗ hổng về kiến thức của người tạo ra hành vi trên.

Xuyên suốt hàng trăm năm phát triển và hoàn thiện, lịch sử thời trang đã ghi nhận những ồn ào xung quanh thực trạng mang tính nghiêm trọng này. Trong thời trang, đã có không ít những thương hiệu hàng đầu trở thành tâm điểm chỉ trích xoay quanh việc chiếm dụng văn hoá, nhất là khi cảm hứng sáng tạo từ văn hóa gần như luôn là xu thế nổi bật.

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 2.
Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 2.

Họa tiết rồng phượng, sườn xám, lối trang điểm Kabuki đặc trưng... của nhiều nước Châu Á xuất hiện trên sàn diễn Dior - một thương hiệu từ nước Pháp. Dior là một trong những cái tên đứng đầu bảng các thương hiệu bị tố cáo chiếm đoạt văn hoá

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 3.

Chiếc mũ snapback đặc trưng của thời trang đường phố nhưng lại xuất hiện trên sàn diễn Chanel Thu - Đông 1991. Những sáng tạo xuất phát từ đường phố đã bị các nhà mốt thượng cấp áp dụng triệt để

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 4.

Từ "Sauvage" (tiếng Pháp có nghĩa mọi rợ) trong cái tên nước hoa Dior Sauvage thường được dùng tại Mỹ với ý miệt thị người thổ dân da đỏ. Hành động này bị cho là chiếm đoạt văn hóa, miệt thị chủng tộc. Thương hiệu Dior đã phải nói lời xin lỗi vì sự việc này

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 5.

Thương hiệu Victoria’s Secret đã rất nhiều lần đem yếu tố văn hoá và tín ngưỡng ở các vùng miền khác lên sàn diễn cùng những bộ nội y khêu gợi. Việc bỏ qua thao tác xem xét bối cảnh phù hợp khi sử dụng chất liệu văn hoá cũng là một hành vi gây tranh cãi

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 6.

Chiếc boomerang có giá hơn 30 triệu đồng của Chanel được coi là sản phẩm của chiếm đoạt văn hóa, bởi nó trực tiếp trục lợi trên hình ảnh chiếc boomerang - một biểu tượng văn hóa lâu đời của thổ dân Châu Úc

"Chiếm đoạt" và "ảnh hưởng"

"Chiếm đoạt văn hóa" và "ảnh hưởng văn hóa" có những khác biệt nhất định. Tiến sĩ Shameem Black, công tác tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết luôn có những kiểu chia sẻ văn hóa khá phức tạp: "Trong lịch sử, có rất nhiều sự trao đổi, vay mượn về văn hóa ở nhiều nơi trên thế giới"Tuy nhiên, trong khi "ảnh hưởng văn hóa" - mang nghĩa tích cực và thể hiện sự tôn trọng, cũng như san sẻ tinh hoa trong văn hóa, thì hành vi chiếm đoạt lại mang tính bất chấp và đặt nặng về trục lợi.

Chiếm đoạt văn hóa khác sự ảnh hưởng hoặc vay mượn ở chỗ, nhà sáng tạo phớt lờ bối cảnh ra đời của nền văn hoá, không có sự tôn trọng, tham khảo với những người dân thuộc nền văn hóa đó, hay không trung thực khi thực hành sáng tạo từ những khâu nhỏ nhất. Riêng đối với những chủ thể liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng, tâm linh - vốn dĩ hết sức nhạy cảm, cần thực sự thận trọng khi tham khảo, tránh đặt chúng vào những bối cảnh kém phù hợp.

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 7.

Selena Gomez từng bị chỉ trích khi mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ và biểu diễn những vũ đạo không phù hợp. Nữ ca sĩ đã thể hiện sự chiếm đoạt văn hóa khi đặt một nét văn hóa, tín ngưỡng tôn nghiêm vào sai bối cảnh

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 8.

Ngược lại, Hoàng Thùy Linh cùng êkíp thể hiện những nghiên cứu nghiêm túc về tín ngưỡng thờ Mẫu. Điều đó được thể hiện ở việc cô đặt nét văn hóa này vào khung cảnh, cốt truyện MV... phù hợp

Sự chiếm đoạt có thể thể hiện ở việc, nhà sáng tạo bỏ qua những đặc trưng mang tính cốt lõi của nền văn hóa bản địa (Ví dụ: Sử dụng toàn người mẫu da trắng để trình diễn BST thời trang mang cảm hứng văn hóa Châu Phi). Hành động vay mượn, kiếm lợi từ yếu tố văn hoá, nhưng bỏ qua sự bất công quyền lực mà người dân của nền văn hoá này phải chịu đựng cũng là chiếm đoạt. 

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 9.

Ngang nhiên sử dụng những mái tóc giả dreadlocks (cho cả người da trắng và da vàng), NTK Marc Jacobs đã bị lên án khi coi thường sự bất công mà cộng đồng người da màu phải chịu đựng. Dreadlocks không chỉ là di sản, mà còn nhắc nhở người châu Phi nhớ về nguồn cội, là chứng tích lịch sử cho những năm tháng bị coi là nô lệ của người dân da màu

Văn hóa là để tôn vinh, không phải để xâm phạm

Như đã nói ở trên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng của văn hóa tới nghệ thuật và thời trang. Xu hướng khai thác những cái hay, cái đẹp mang tính đặc thù từ các quốc gia khác nhau là điều đáng được biểu dương, nhưng giới hạn trong sáng tạo vẫn cần được đặt ra.

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 10.

BST Kountry Remake của nhãn hiệu Kapital (ảnh trái), lấy cảm hứng từ các nhóm dân tộc thiểu số Hà Nhì (sống ở Trung Quốc và Việt Nam - ảnh phải). Sự tôn trọng thể hiện ở concept chụp hình, công đoạn chọn nguồn gốc vải... là một cách vinh danh văn hoá

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 11.

Năm 2019, Dior trình làng bộ sưu tập Cruise đầu tiên tại Morocco. BST thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa bản địa khi tái hiện không gian sân khấu phù hợp, đưa những người mẫu bản địa lên sàn diễn

Trước khi vướng những cáo buộc xoay quanh chiếc váy mã diện nọ, Dior từng cố gắng sửa chữa những sai lầm khi mời nhà thiết kế châu Phi - Pathé Ouédraogo, cộng tác trong bộ sưu tập Dior Cruise 2020 x Pathé'O. BST "100% Made in Africa" đề cao văn hoá bản địa, sử dụng vải vóc và nhân công từ châu Phi. NTK chia sẻ: "Chúng ta có quyền tự hào về nghệ thuật thủ công của châu Phi, và những gì được làm 100% Made in Africa cũng có chỗ đứng trong ngành thời trang cao cấp".

Cần phải nói thêm rằng, các sáng tạo của của Pathé như một biểu tượng của thời trang châu Phi. Dior đã mời ông thiết kế một chiếc sơ mi nhằm tưởng niệm lần làm việc của ông với cố tổng thống Nelson Mandela, đồng thời nhắc nhở giới mộ điệu về vẻ đẹp của thủ công và nghệ thuật sáng tạo trên bề mặt chất liệu.

Việc sử dụng đúng chất liệu vải và hợp tác cùng nghệ nhân bản địa, là cách để thể hiện niềm kiêu hãnh của nghệ nhân dành cho cội nguồn, cũng như sự tôn trọng tối thiểu mà thương hiệu dành cho tinh hoa văn hoá mà mình đang khai thác.

Đã đến lúc, những người yêu thời trang nên tách bạch những khái niệm này và hiểu rõ về chúng hơn rồi. Văn hoá, suy cho cùng cũng là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt.

Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 12.
Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 12.
Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 12.
Từ lùm xùm của Dior gần đây: Văn hóa là để tôn vinh, không phải để chiếm đoạt! - Ảnh 12.

Tạo kết nối bền chặt với những nghệ nhân, thợ thủ công và dệt vải bản xứ để sản xuất các sản phẩm mang đậm bản sắc vùng miền là cách tôn vinh giá trị văn hóa

Ảnh: Elle Vietnam, Chanel, Dior, Pinterest, WWD

https://ahadep.com/tu-lum-xum-cua-dior-gan-day-van-hoa-la-de-ton-vinh-khong-phai-de-chiem-doat-20220722080338817.chn