Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi 

Dù là món đồ quen thuộc, nhưng không nhiều người nhận ra sự khác biệt của áo sơmi nam và nữ.

Sơmi là chiếc áo cơ bản, có mặt hầu trong hầu hết tủ quần áo của cả nam lẫn nữ. Item này thường được trưng dụng để hoàn thiện style công sở chỉn chu, nhưng cũng có thể biến tấu với nhiều bản phối mang phong cách đặc sắc giúp người mặc thoả sức khẳng định chất riêng. 

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 1

Nam giới ngày nay có thể phối sơmi với cà vạt, quần tây để diện đi làm hoặc mix&match cùng áo phông để đi chơi, đi dạo phố vừa khoẻ khoắn vừa không cứng nhắc.

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 3

Trong khi đó, nữ giới cũng có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, màu sắc, phom áo sơmi... cũng như dễ dàng biến hình đủ phong cách với kiểu áo đơn giản này.

Tưởng chừng rằng món đồ thời trang luôn xuất hiện mỗi ngày này không có quá nhiều điều để nói đến, nhưng thật ra, ít ai để ý rằng hàng cúc áo sơmi của nam và nữ lại có sự khác biệt vô cùng lớn. Cụ thể, chiếc áo sơ mi của nữ luôn có khuy nút nằm bên tay trái, trong khi đó áo sơ mi của nam lại có khuy nút nằm bên phải.

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 4

Tưởng chừng là tương đồng, nhưng hàng cúc áo ngược nhau giữa sơmi nam và sơmi nữ từng khiến nhiều người giật mình và tò mò về lý do của sự khác biệt này. 

Trên thực tế, những nhà thiết kế hàng đầu cũng không thể lý giải được. Tất cả đều coi đó là quy ước từ trước và tiếp tục làm theo. Trong khi đó, cũng có nhiều giải thuyết được đưa ra để chứng minh cho việc hàng cúc áo ngược ngạo trên áo sơmi của nam và nữ. Nhiều trong số chúng cũng đã thuyết được phần lớn người đọc, nhưng điều đó chỉ mang tính tương đối.

- Cúc áo sơmi nam và nữ ngược nhau bắt nguồn từ thói quen ăn mặc thời quý tộc

Vào thời xa xưa, những người phụ nữ quý tộc thường ăn diện cầu kỳ với nhiều lớp áo khác nhau. Do đó, họ thường được người hầu giúp đỡ trong việc mặc quần áo. Vì vậy, những chiếc áo của các nữ quý tộc được thiết kế với hàng khuy nút bên trái, để người đứng đối diện có thể dễ dàng cài cúc. Trong khi đó, người đàn ông thường tự mặc quần áo, nên những chiếc áo của họ được thiết kế hàng khuy bên phải để thuận tay.

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 5

Đây là giả thuyết thuyết phục được nhiều người nhất vì tính hợp lý, có dẫn chứng cụ thể về thói quen ăn mặc của các tầng lớp quý tộc thời xa xưa.

- Cúc áo sơmi nam và nữ ngược nhau vì phụ nữ phải cho con bú

Một giả thuyết khác cho rằng, trước đây người phụ nữ thường bồng con bằng tay phải và cho con bú. Do đó mà họ phải dùng tay trái để cởi nút áo. Với thiết kế hàng nút nằm bên trái có thể giúp họ dễ dàng cởi khuy nút bằng một tay.

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 6

Vạt áo bên phải của phụ nữ không có hàng nút còn mang đến tính tiện lợi, giúp đứa bé không bị vướng víu khi ti sữa mẹ.

- Cúc áo sơmi nam và nữ ngược nhau vì quý ông cần tạo ra sự khác biệt trong khâu sản xuất

Ngoài ra, cũng có người cho rằng khi sản xuất hàng loạt quần áo bằng máy khâu, những mẫu sản phẩm cho ra là rất giống nhau. Vì vậy, việc phân định rõ ràng giữa trang phục của nam và nữ trong cách bố trí khuy nút cũng giúp cho quá trình làm việc của các công nhân được dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Vì sao cúc áo sơmi của nam và nữ ngược nhau, 100 người có 99 người nghĩ để dễ cởi  - 7

Chỉ cần nhìn vào hàng cúc áo, người thợ có thể nhận biết nhanh chóng đâu là áo nữ và đâu là áo nam giữa dây chuyền sản xuất các món đồ giống hệt nhau.

Nhìn chung thì đến nay, vẫn chưa có một lời giải thích nào thỏa đáng và được minh chứng cụ thể về vấn đề này. Có thể nó chỉ là một tiêu chuẩn hoặc thói quen của các nhà thiết kế và may quần áo từ vài thế kỷ trước đây và được áp dụng đến tận ngày nay.

Vì sao quần lót thường có 1 chiếc túi nhỏ bên dưới đáy, chỉ 1% người biết câu trả lời
Theo Uyên Hoàng (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)