WeTalk #3 cùng Founder STRESSMAMA: Khởi nghiệp với 7 triệu đồng và châm ngôn "không sợ flop" với tất cả những gì đang làm!

Từ số vốn ít ỏi, STRESSMAMA dưới bàn tay gây dựng của founder Cao Văn Nhật đã trở nên lớn mạnh, trở thành một trong những local brand nổi tiếng nhất hiện tại.

Cao Văn Nhật (sinh năm 1995), founder của STRESSMAMA - 1 trong số các local brand Việt đang được quan tâm và ủng hộ trong cộng đồng giới trẻ theo đuổi streetwear những năm gần đây. Lần đặc biệt nhất cái tên STRESSMAMA được chú ý là hình ảnh ngôi sao Lisa (BLACKPINK) cầm trên tay chiếc túi của thương hiệu này trong 1 ngày shopping chóng vánh ở Việt Nam. 

Trong WeTalk tập 3, Văn Nhật chính là khách mời cùng thảo luận, chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp và những giá trị cốt lõi mà thương hiệu này theo đuổi. Đặc biệt, host Nam Khánh cùng Cao Văn Nhật cũng không ngại nhắc đến một chủ đề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, đó là "Local brand đạo nhái, ngáo giá".

Founder StressMama: 5 năm tới, chúng tôi sẽ vững chắc tại thị trường thời trang quốc tế| WeTalk EP03

Hãy làm những gì mình thích!

Với topic đầu tiên là keyword “Dị biệt”. Không biết là Văn Nhật có dám khẳng định rằng STRESSMAMA là một thương hiệu sẵn sàng dám dị biệt để thay đổi thị trường, bất chấp nó có thành công hay thất bại?

- Về “dị biệt” thì mình không muốn dùng từ “dị biệt”. Nhưng mà mình nói từ “đặc biệt” được không?  Nói chung là mình và STRESSMAMA sẽ khẳng định rằng là: chặng tiếp theo mình và STRESSMAMA cùng với những cộng sự của mình nữa, sẽ tạo ra một STRESSMAMA “đặc biệt”.

Không biết là đặc biệt như thế nào? Và cho những bạn lần đầu tiên mới nghe đến thương hiệu của mình, Văn Nhật sẽ có miêu tả về STRESSMAMA không? Ví dụ như về cái tên trước, không biết cái tên này mình lấy cảm hứng từ đâu?

- Đơn giản là lúc đó mình muốn startup về thời trang, nhưng nói thật là mình không có tiền để làm. Mình lúc đó cực kỳ nghèo luôn, cảm giác rất bứt rứt, rất khó chịu. Mình nghĩ tới việc sẽ xin tiền mẹ, mượn mẹ một số tiền để startup. Đầu tiên nó (STRESSMAMA) mang nghĩa rằng mình rất mong muốn được sự hỗ trợ từ mẹ. Nhưng cuối cùng mình không nói.

Xong mình cùng với người yêu của mình lúc đó chân ướt chân ráo suy nghĩ cách làm sao để startup. Người yêu mình bảo là anh muốn làm gì thì phải đặt cái tên trước, đặt tên rồi phát triển sau. Theo như những vấn đề mình nói, mình muốn mượn tiền mẹ nhưng mà không dám, cuối cùng bạn gái mình đặt tên là STRESSMAMA.

WeTalk #3 cùng Founder STRESSMAMA: Khởi nghiệp với 7 triệu đồng và châm ngôn không sợ flop với tất cả những gì đang làm! - Ảnh 2.

Câu chuyện rất là thú vị nha. Không biết là khi Văn Nhật đặt tên thương hiệu như vậy, mẹ bạn có phản ứng như thế nào?

- Khoảng ba năm sau kể từ lúc mình làm brand thì mẹ mình mới biết. Tại vì mình cũng không nói gì hết cứ im im làm. Mẹ mình ở nhà cũng hay hỏi là "Con ơi, hiện tại con đang làm gì?”. Mình trả lời: Con đang tìm tòi, con đang bán quần áo, con đang làm này làm kia vậy thôi. Sau này mẹ mình mới biết là mình làm brand.

Thị trường local brand đang rất cạnh tranh, vậy khi bạn mới bắt đầu cách đây 3-4 năm thì những khó khăn lớn nhất ở thời điểm đó là gì?

- Nhật nói thật lúc mình startup Nhật chỉ có khoảng tầm 7 triệu đồng. Mọi người sẽ thấy được rằng là 7 triệu đồng chỉ cần thả xuống là không bao giờ lấy lên được nữa. 7 triệu đồng để startup nó quá ít.

Người yêu của mình mới nói: "Từ lúc ban đầu anh muốn đưa cái vibes, sự tích cực từ suy nghĩ của anh ra ngoài đời thật, mà anh lại lấy 7 triệu làm ra một cái áo. Mình làm ra nhưng mình cũng không thấy mặc được". Có nghĩa là cảm hứng của mình khi sản xuất ra xong bị đứt mất.

Sau đó Nhật đi chụp hình để kím lại tiền, vài tháng sau mới bắt đầu làm theo cái source mà Nhật đã bàn ban đầu với người yêu. Hãy làm những gì mà mình thích!

Có thể nói đây là một cái tips rất hay. Nhiều người nói rằng kinh doanh local brand thời trang thì phải là một người cứng đầu. Đối với Văn Nhật, bạn có phải là một người cứng đầu không?

- Mình là một người rất cứng đầu luôn. Nhưng khoảng thời gian cứng đầu nó sinh ra mấy cái trục trặc, rủi ro. Mình mới bắt đầu nghĩ lại, thật ra mình cứng đầu cũng được nhưng mình phải biết lắng nghe. Thật ra cái việc nghe nó khó hơn rất nhiều so với việc nói và góp ý.

Mình nghe vào tai nhưng mà có lấy được không đó là việc của mình. Nhưng đầu tiên mình phải lắng nghe người khác trước. Mình cứng đầu thì mình vẫn cứng đầu. Nhưng cứng đầu không có nghĩa là bảo thủ. Lắng nghe và chắt lọc, cái cuối cùng đó là tinh hoa.

Local brand Việt Nam rất hay dính những cái mác như ngáo giá, đạo nhái. Văn Nhật và STRESSMAMA đã từng gặp những phê bình gay gắt như vậy chưa? Bạn và đội ngũ của mình đã đối diện nó như thế nào?

- Thật ra khi nhận những thông tin như vậy Nhật cũng không biết làm gì đâu. Nói về đạo nhái, theo bề dày mỹ thuật của thế giới, tất cả những chi tiết hoặc những cái gì đáng lẽ xuất hiện nó đã xuất hiện rồi. Thời của chúng ta bây giờ là thời của kế thừa và phát huy. Giống như chúng ta học lịch sử, mỹ thuật… thì đó là những cái nền tảng để chúng ta kế thừa và phát huy về sau.

Về vấn đề ngáo giá, đôi lúc Nhật suy nghĩ là tại sao lại có từ ngáo giá đó như vậy? Một sản phẩm có giá cao hơn một sản phẩm có giá thấp hơn, đơn giản là bạn vẫn có sự lựa chọn của mình. Quan trọng là nó phù hợp với bạn hay không, phù hợp với tầm nhìn hoặc sự yêu thích của bạn đối với brand ra sao. Việc bạn sẽ phải chi trả cho một sản phẩm cao hơn so với một sản phẩm mà bạn không cảm nhận được từ nó sẽ khác. Đó là sự hợp lý.

Một câu hỏi cho Văn Nhật là không biết từ trước tới giờ đã có những lúc nào bạn cảm thấy sợ hãi hay chần chừ trong việc làm thương hiệu của mình chưa? Và để vượt qua cảm giác sợ hãi đó bạn có những tips nào có thể chia sẻ cho những người cũng đang muốn startup không?

- Trong khoảng thời gian làm thương hiệu mình thấy cái đáng sợ nhất đó là: Sẽ có lúc bạn không biết nên làm gì tiếp theo. Lâu lâu thì mình cũng hay như vậy.

Nhưng cuối cùng thì đó vẫn là cái triết lý mà mình phải vực dậy và phải giữ nó. Đó chính là hãy làm những gì là chính mình. Hãy enjoy phần công việc đó, hãy có trách nhiệm với nó. Đó là cái quan điểm mà mình nên giữ.

Nghĩa là mỗi khi mà mình bế tắc thì mình hãy tìm lại về những cái giá trị cốt lõi bên trong?

- Đúng rồi, nó giống như cái việc theo trend. Cái trend nó cũng rất lợi hại, nhưng đôi lúc nó cũng là dao hai lưỡi. Bởi vì trend là trào lưu, xu hướng. Khi trào lưu như vậy giống như mọi người sẽ đi theo số đông. Nhà mình ở đây nhưng mình đi hoài thì nó lại càng ngày càng xa nhà mình. Mình cần phải đứng lại và biết được rằng nhà mình ở đây - cái giá trị cốt lõi của mình muốn làm đó là gì.

Một chủ đề tiếp theo cũng là một câu hỏi cho Văn Nhật: không biết tại sao giữa một cuộc đua, tất cả những thương hiệu ai cũng muốn lên những sàn thương mại điện tử. STRESSMAMA lại rất giới hạn, chỉ thông qua website chính ngạch của mình thôi. Tại sao lại có một chiến thuật độc đáo như vậy?

- Thật ra đó không phải là chiến thuật độc đáo. Đơn giản đó là một chiến thuật từ trước tới giờ mọi người vẫn đang bán như vậy mà. Mình muốn control được, giữ được cái giá trị cốt lõi vậy thôi.

Khoảng thời gian trước mình vẫn có bán trên một sàn rất hot. Nhưng mà mình quyết định dừng lại. Giống như đơn giản là tìm lại chính mình thôi, không phải độc đáo gì đâu, nó chỉ đơn giản là giữ lại cái giá trị. Nhật muốn mình có thể tự tay tư vấn cho khách hàng kỹ hơn những cái chính sách, những ưu đãi. Cái giá trị về sau nó sẽ càng lớn hơn so với giá trị mà những ưu đãi trên sàn đó nó mang lại.

Có một đợt STRESSMAMA chạy một chương trình khuyến mãi nhưng mà phải tìm được mật khẩu… và khiến rất nhiều bạn quan tâm. Nói chung khi mà có được quyền kiểm soát cao hơn thì rõ ràng mình cũng có được những cách hay ho để mang đến những trải nghiệm độc đáo đến cho người mua hàng đúng không?

- Qua chương trình đó mình cảm thấy rất vui luôn. Bởi vì chương trình đó mình cũng làm một cách rất là đơn giản Nhưng mà cảm thấy rất là happy vì khách hàng biết đến. Mình rất biết ơn khách hàng vì đã chú ý đến đến brand nhiều như vậy.

Không có chuyện STRESSMAMA sẽ dẫn đầu. Mình chỉ đơn giản là làm tốt hơn việc của mình mỗi ngày.

Đến với nhóm câu hỏi thứ hai, câu hỏi này cũng sẽ lại nhờ Văn Nhật khẳng định một câu, chính là: Thương hiệu STRESSMAMA có dám sẵn sàng đi đường dài hay không?

- Chắc chắn rồi. Ước mơ của mình và của tập thể STRESSMAMA là muốn đi xa, xa tới chừng nào mà không có thể xa được nữa thôi.

Host Nam Khánh: Vậy sẵn nói về cái chủ đề đi xa thì không biết cái reaction của Nhật khi nhìn thấy hình ảnh siêu sao quốc tế Lisa shopping tại STRESSMAMA khi đến thăm Việt Nam như thế nào?

- Thật ra lúc Lisa đến store mình không có biết đâu. Nhưng đến khi những thông tin trên mạng ồ ạt, bạn bè tag mình vào thì phản ứng đầu tiên là “Quào” vui lắm luôn. Qua cái đợt đó thì mình nhận được hai vấn đề: một buồn và một vui. Thứ nhất là buồn, đó là doanh thu không lên. Nhưng mà vui là gì? Là mình đã xây dựng một được một cái nền tảng vững chắc. Mình vui vì nhận ra được mấu chốt vấn đề như vậy. Nhưng rõ ràng là qua một đợt như vậy mà doanh thu không lên, thì mình buồn.

Dù vậy, mình cũng rất cảm ơn Lisa đã đến thăm store và mang cái túi của mình đi ra đường như vậy. Đúng là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trong kinh doanh, ngoài cái sự nhiệt huyết, sự kiên trì, cứng đầu. Chắc chắn phải luôn có yếu tố may mắn.

Host Nam Khánh: Không biết là trong tầm nhìn của Văn Nhật thì STRESSMAMA có sẵn sàng là một thương hiệu đi đầu, dẫn đầu xu hướng trong các local brand Việt để vươn ra quốc tế không?

- Không! Bởi vì đơn giản là mình đã nhấn mạnh rất nhiều lần từ phóng khoáng, tự do và tích cực. Chúng ta không có ai dẫn đầu hết. Mỗi cá thể chúng ta nó là một. Và chúng ta hãy là phiên bản tốt nhất của mình.

Mình nghĩ sẽ không có chuyện STRESSMAMA sẽ dẫn đầu. Không có.  Mình chỉ đơn giản là làm tốt hơn việc của STRESSMAMA mỗi ngày. Làm cho nó càng ngày càng đi xa nhất có thể. Các brand khác họ đang làm tốt công việc của họ và mình cũng phải làm tốt công việc của mình.

WeTalk #3 cùng Founder STRESSMAMA: Khởi nghiệp với 7 triệu đồng và châm ngôn không sợ flop với tất cả những gì đang làm! - Ảnh 3.

Nhưng nếu nói cụ thể về việc lấn sân sang những thị trường nước bạn. Website của mình cũng có đề cập tới việc là worldwide shipping. Du khách nước ngoài bảo tới Việt Nam là phải tìm STRESSMAMA. Nhật nghĩ có tiềm năng để mình mang thương hiệu này ra khỏi cái biên giới Việt Nam không?

- Có! Hiện tại bên mình vẫn đang bán qua các thị trường nước ngoài, các brand Việt Nam khác cũng vậy. Bởi thị trường Việt Nam mình design rất đẹp, sản phẩm cũng rất chất lượng. Nói chung so với Châu Á thì mình vẫn có thể lên top. Độ hoàn thiện rất là ok, mẫu mã rất đẹp, rất táo bạo và cũng rất nổi tiếng.

Vậy thì bạn hình dung STRESSMAMA trong 5 năm tới sẽ là một thương hiệu như thế nào?

- Câu hỏi khó nha. Trong năm tới thì mình có nói là đi xa hết mức. Nói chung là mỗi ngày phải cố gắng đi xa hết mức. Mình nghĩ là 5 năm tới thương hiệu mình sẽ vững chắc trên thị trường thời trang quốc tế.

Với tư cách là một fan của STRESSMAMA thì mình cũng rất mong chờ xem những bộ sưu tập và những chiến thuật kinh doanh tiếp theo sẽ như thế nào? STRESSMAMA có dám khẳng định rằng mình là người dẫn đầu của local brand Việt Nam hay không?

- STRESSMAMA khẳng định mình không phải là người dẫn đầu. Và cũng không đúng trong việc có ai đó dẫn đầu hay không? Mỗi cá thể là một cá tính, mỗi cộng đồng mình xây thì nó có một hướng đi khác nhau. Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ là tất cả chúng ta đang cùng nhau dẫn đầu. Hãy là phiên bản tốt nhất của mình thôi.

Thật ra là với tuổi đời chỉ có 3-4 năm thôi nhưng STRESSMAMA lại có tốc độ tăng trưởng rất nổi bật trong bản đồ local brand Việt Nam. Bạn lý giải sự tăng trưởng của thương hiệu mình như thế nào? Đối với Nhật sự bùng nổ của thương hiệu mình được lý giải từ những yếu tố hay nguyên nhân nào?

- Những thương hiệu đàn anh đi trước họ cũng đang rất là bùng nổ. Back lại việc STRESSMAMA bùng nổ như thế nào, hay làm sao để có thể bùng nổ như vậy. Thật ra đơn giản là khi mình nghĩ và mình làm nó liền. Và phải làm nó thật là táo bạo. Nhật xem nó đơn giản như là cuộc đời mình luôn.

Gần đây có rất là nhiều chiến dịch mà mình mang cái tính truyền cảm hứng. Ví dụ như là STRESSMAMA tour pop-up lần đầu ở Đà Nẵng, “stay healthy from the inside”, hoặc là “The SSMA Documentary”. Vậy không biết là những cảm hứng để mình có được hoạt động mới lạ như vậy đến từ đâu?

- Đơn giản cũng giống như việc mình mỗi ngày đều muốn mang một chiếc áo mới.Trong một hoạt động của STRESSMAMA mỗi ngày mình đều muốn mang lại sự mới mẻ. Sự mới mẻ đó nó dựa trên cái keyword của STRESSMAMA, đó là sự tích cực, sự healthy, sự tự do. Bắt đầu Nhật sẽ phát triển ra những cái campaign, những dự án marketing mới để cho các bạn làm.

Giống như dự án làm pop-up tại bãi biển Đà Nẵng. Đó là một cái dự án mình cảm giác rất táo bạo. Bởi vì set up mọi thứ rất là khó khăn luôn. Nhưng mà tại vì đơn giản là mình muốn làm.Muốn làm và anh phải làm cho bằng được.

Vậy thì khi Nhật thực hiện những chiến dịch có sự táo bạo như vậy thì hỏi thật, bạn có sợ bị flop không? Bạn có sợ nó không viral không? Điều gì thúc đẩy cho bạn vượt qua nỗi sợ đó?

- Mình nói thật với bạn là mình không sợ flop, không sợ không viral. Đơn giản là Nhật có một cảm giác rất là đặc biệt. Đó là khi các bạn set up tại Đà Nẵng xong cái popup tại bãi biển. Nhật tới đó và cảm giác rất là hạnh phúc. Tất cả mọi thứ là dẹp qua hết. Chỉ có một từ là hạnh phúc. Mình không hề sợ flop. Hiện tại tất cả mọi thứ mình đang làm đều không sợ flop.

WeTalk #3 cùng Founder STRESSMAMA: Khởi nghiệp với 7 triệu đồng và châm ngôn không sợ flop với tất cả những gì đang làm! - Ảnh 4.

Mình nghĩ là Văn Nhật có thể là một người khiêm tốn. Tại vì bạn rất là sợ chữ dẫn đầu. Không biết là Nhật có lời nào gửi tới các độc giả được không?

- Cảm ơn những người bạn, những khách hàng, những người đã bao dung và đã luôn yêu quý STRESSMAMA. Nói chung là không biết gì mà ngoài sự cảm ơn, đơn giản vậy thôi.

https://ahadep.com/wetalk-3-cung-founder-stressmama-khoi-nghiep-voi-7-trieu-dong-va-cham-ngon-khong-so-flop-voi-tat-ca-nhung-gi-dang-lam-20240612200558252.chn