MB88
VT88

Chị dâu biếu mẹ giỏ quà rẻ tiền mừng sinh nhật nhưng bị hất đổ, nhìn thứ rơi ra cả nhà tôi vỡ òa

Sau sự cố ngoài ý muốn, cả chị A và đối tác trẻ tuổi đều bàng hoàng.

Chị A (38 tuổi), hiện là phó phòng tại một công ty lớn ở Hà Nội. Chồng chị là giảng viên đại học, hai người có với nhau hai con. Họ yêu nhau từ thuở còn là sinh viên, cùng nhau xây dựng cuộc sống ổn định về kinh tế, sự nghiệp vững vàng. Trong mắt bạn bè và người thân, gia đình chị là hình mẫu lý tưởng “vợ đẹp, chồng giỏi, con ngoan”, được nhiều người ngưỡng mộ.

Nhưng rồi, biến cố bất ngờ ập tới. Cách đây vài tháng, trong một chuyến công tác ngắn ngày tại Hạ Long, chị A đã phạm phải sai lầm mà chính chị cũng không ngờ tới.

Sự việc bắt đầu khi chị gặp lại một đồng nghiệp nam trẻ tuổi, từng có cơ hội làm việc cùng trong một dự án. Trước đó, họ chỉ đi ăn cùng nhau đôi ba lần, luôn có mặt nhiều người khác và cả hai đều giữ chừng mực. Nhưng lần này, khi dự án hoàn thành, công ty của chàng trai ấy tổ chức một bữa tiệc ăn mừng và mời chị tham dự.

“Cậu ấy tiếp đón cháu rất là nhiệt tình và chu đáo, còn tiếp rượu cháu và cũng quan tâm hỏi han. Cháu uống khá là say, thế nên bọn cháu không làm chủ được và xảy ra chuyện ngoài ý muốn”, chị A thành thật chia sẻ với Tiến sĩ Tâm lý Đinh Đoàn trong chương trình Bài học sống. 

Chị A chia sẻ câu chuyện của mình.

Chị A chia sẻ câu chuyện của mình.

Sau sự cố, cả hai người đều bàng hoàng. “Chúng cháu đều biết chuyện đó rất ngu xuẩn nên quyết định giữ chừng mực với nhau. Nhưng không may, vợ của cậu ấy lại biết chuyện", chị A kể. Vợ chàng trai kia đã liên tục gọi điện, làm ầm ĩ, gây sức ép khiến chị A rơi vào khủng hoảng. Cuối cùng, câu chuyện cũng đến tai chồng chị.

Là người đàn ông điềm đạm, có học thức, anh không nổi giận hay to tiếng. Nhưng sự im lặng của anh lại khiến chị A thấy bất an hơn bao giờ hết.

"Anh ấy không quát mắng hay chửi bới, điều đó làm cháu hiểu rằng anh còn cho cháu cơ hội. Nhưng đến bây giờ, anh ấy chỉ bảo hai vợ chồng nên ngủ riêng, để anh có thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên cháu rất lo sợ, vì từ hôm đó đến nay, chồng về nhà chỉ nói chuyện với con, gần như không nhìn mặt hay nói chuyện với cháu nữa, khiến cháu có cảm giác mình như vô hình trong nhà", chị A nghẹn ngào.

Chị đã cố gắng níu kéo, lấy con cái ra làm điểm tựa, vì với chị, cuộc sống gia đình vẫn là điều quan trọng nhất. “Tôi thật sự vẫn còn yêu chồng. Cháu biết mình sai. Nhưng cháu không muốn đánh mất tất cả chỉ vì một lần không kiểm soát được bản thân”, chị tâm sự.

Clip: Câu chuyện của chị A

Ngồi đối diện với chị A trong một buổi tư vấn riêng, Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ: “Câu chuyện của cháu không phải là cá biệt. Trong đời sống hôn nhân, có khi người chồng lỡ, có khi người vợ lỡ, có khi là một khoảnh khắc yếu lòng, cảm xúc bốc đồng rồi dẫn đến ‘tai nạn’. Quan trọng là sau đó mình đối mặt và giải quyết thế nào”.

Ông khuyên chị A điều đầu tiên là cần tha thứ cho chính bản thân. “Chuyện đã xảy ra rồi. Tự dằn vặt, trách móc cũng không thể thay đổi quá khứ. Hãy tập trung vào cách sửa chữa. Cháu không phải là người lăng loàn hay lừa dối chồng, chỉ là một khoảnh khắc sai lầm trong hoàn cảnh không kiểm soát. May mắn là chồng cháu là người trí thức, hiểu biết. Có người đàn ông khi biết vợ phản bội sẽ làm loạn, đánh đập, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng chồng cháu chọn cách im lặng. Cái im lặng đó không phải là thờ ơ, mà là nỗi đau sâu thẳm”, ông nhấn mạnh.

Tiến sĩ Đinh Đoàn cho rằng, trong đầu người chồng lúc này là vô vàn câu hỏi: "Mình thiếu sót gì? Mình sai ở đâu? Nếu ly hôn, có tốt hơn không? Các con sẽ ra sao?" và tất cả đều chưa có câu trả lời. “Đừng hy vọng sau cơn bão là trời yên biển lặng ngay. Việc chữa lành cần thời gian rất dài”, ông nhấn mạnh.

Trót qua đêm với đối tác trẻ bị chồng biết, người vợ càng bối rối hơn trước phản ứng của anh - 2

Ông khuyên chị A nên tiếp tục sống đúng mực, chân thành nhưng không quỵ lụy. “Hãy nói với chồng bằng sự chân thành: ‘lỗi lầm là thật, em không phải là người chán chồng hay tìm vui mới, chỉ là hoàn cảnh đưa đẩy’. Đừng nói nhiều, đừng giải thích vòng vo. Hành động mới là thứ nói lên tất cả”.

Nếu có thể, ông khuyên chị nên chủ động tạo ra những khoảng thời gian gắn kết, như tổ chức một chuyến đi nghỉ dưỡng nhỏ cùng gia đình. Không cần nói gì nhiều, chỉ cần cùng nhau nấu một bữa ăn, cùng đi dạo quanh hồ hay vui chơi với con, những điều nhỏ ấy có thể giúp lòng người dịu lại.

Đối với người đàn ông đã từng là đồng nghiệp trẻ kia, chị A cần cắt đứt hoàn toàn. “Trước hết, phải xác định rằng chuyện đó sẽ không bao giờ lặp lại nữa. Hai là, nói rõ với cậu ta rằng: ‘Tôi cần yên ổn. Anh phải làm gì thì làm để vợ anh ngừng làm phiền đến cuộc sống của tôi’. Với người phụ nữ kia, tức vợ của cậu ấy, cũng cần khéo léo. Đừng đôi co, vì trong mắt người ngoài, mình là ‘tiểu tam’. Nên giữ chừng mực, bình tĩnh”, ông phân tích.

Về phần chồng, ông nhấn mạnh, hãy tôn trọng khoảng lặng mà anh ấy đang cần. "Anh ấy đang trong ‘hậu phẫu’, không còn là cơn bão cấp cứu nữa. Nhưng quá trình chữa lành đòi hỏi kiên nhẫn. Đừng gây thêm áp lực, đừng đòi hỏi sự tha thứ quá sớm. Khi thời điểm chín muồi, có thể khơi lại bằng sự chân thành hoặc một chút hài hước nhẹ nhàng, để làm dịu không khí", ông khuyên.

Cuối buổi trò chuyện, chị A chia sẻ: “Trước khi đến đây, cháu rất lo lắng. Sợ anh im lặng lâu quá rồi vợ chồng sẽ ly hôn, con cái bị ảnh hưởng. Nhưng giờ cháu hiểu rằng, mình cần kiên nhẫn và dùng cả trái tim để hàn gắn”.

Không ai trong chúng ta hoàn hảo. Trong hôn nhân cũng vậy. Những vết thương dù có lành thì vẫn để lại sẹo. Nhưng đôi khi, một cuộc sống hơi khuyết một chút lại là cuộc sống đáng trân trọng, bởi vì trong đó có sự thứ tha, tình thương, và nỗ lực không ngừng để gìn giữ.

Mừng rỡ khi có con sau 11 năm hiếm muộn, vợ điếng người nghe chồng thú nhận một bí mật