Ảnh minh họa.
Theo thông tin đăng tải, năm 2011 cô Đại ở Quý Châu đã kết hôn với anh Hoàng ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Hai người đăng ký kết hôn ở cục dân chính Trùng Khánh.
Đến năm 2013, trong một lần ra ngoài chơi, cô Đại làm rơi ví, trong đó có cả chứng minh nhân dân của mình. Lo lắng sẽ bị người khác mạo nhận, cô Đại cũng nhanh chóng báo mất và làm lại chứng minh mới. Xong xuôi, cô Đại yên tâm và không còn nghĩ đến chuyện mất chứng minh nữa.
Mãi đến mới đây, sau 6 năm, cô Đại muốn mua nhà, thế nhưng khi đến văn phòng dân sự địa phương để chuẩn bị giấy tờ, cô Đại vô cùng bàng hoàng khi phát hiện ra, vào năm 2013, mình đã kết hôn lần hai với một người đàn ông khác họ Vương.
Truy hệ thống cho thấy, cô Đại đăng ký kết hôn với anh Vương ở cục dân chính huyện Lâm Chương, thị Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc.
Nhận ra mình đã bị mạo danh, cô Đại ngay lập tức báo cáo lại sự việc.
Tiếp nhận vụ việc, các nhân viên văn phòng dân sự cho biết, thời điểm kẻ mạo danh cô Đại đăng ký kết hôn, không chỉ có chứng minh nhân dân, còn có cả sổ hộ khẩu, thông tin đầy đủ vì vậy họ đã chấp nhận đăng ký nhanh chóng.
Thêm vào đó, hệ thống quản lý đăng ký kết hôn toàn quốc chỉ được thiết lập vào năm 2018. Do đó, vào năm 2013, cực khó để kiểm tra thông tin đăng ký kết hôn ngoài tỉnh.
Quan trọng là, hiện tại cục dân sự không thể thu hồi hồ sơ đăng ký kết hôn trừ khi cô Đại có thể cung cấp bằng chứng hôn nhân bị uy hiếp.
Cô Đại đã nộp đơn xin thu hồi hồ sơ đăng ký kết hôn của kẻ giả mạo, nhưng cục dân chính vẫn phải chiếu theo đúng quy trình để làm việc. Trường hợp của cô Đại lại là trường hợp cá biệt, chưa từng có tiền lệ, quy trình giải quyết cũng rất phức tạp, khiến cô Đại không thể hoàn thành chuyện mua nhà, còn phải lo sợ vì tư cách pháp nhân của mình bị mạo nhận, lạm dụng.