Chia sẻ mới đây của một cô dâu ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc vào ngày lên xe hoa "gây bão" trên mạng xã hội nước này. Theo đó, cô và người đàn ông của mình đính hôn đã lâu nhưng vẫn trì hoãn chuyện cưới xin vì vấn đề sính lễ.
Thậm chí có lúc họ đã định ngày cưới nhưng sau đó vẫn phải lùi lại vì hai bên gia đình không thể thống nhất được chuyện sính lễ, của hồi môn.
Mới đầu, gia đình nhà gái đưa ra một số yêu cầu nhưng nhà trai không đáp ứng được, đề nghị chỉ trao sính lễ 200.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 700 triệu đồng). Vào sát ngày cưới, nhà trai lại thông báo do gia cảnh khó khăn nên sẽ không lo được sính lễ, cỗ bàn đầy đủ.
Cô dâu và gia đình cực kỳ thất vọng. Tuy nhiên, vì hạnh phúc của con gái, bố mẹ cô quyết định không nhận sính lễ nữa để đám cưới thuận lợi diễn ra.
Vào ngày cưới, trong khoảnh khắc bước lên xe hoa về nhà chồng, cô dâu bật khóc khi thấy ngoài khoản 200.000 tệ sính lễ đã được chuyển thành của hồi môn đưa trả lại nhà chồng, mẹ đẻ còn cho cô thêm 19.000 tệ tiền mặt nữa (khoảng 66 triệu đồng). Chị dâu của cô cũng mừng một phong bì rất dày.
"Cảm giác an toàn này chỉ có người thân ruột thịt mới có thể đem lại", đó là lời cô dâu khi chia sẻ câu chuyện của mình.
Điều đáng nói là câu chuyện của cô gái này tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
- Lấy tiền nhà mẹ đẻ mà tiết kiệm cho nhà chồng là kiểu gì? Bạn thực sự nghĩ rằng nhà chồng của bạn sẽ đánh giá cao bạn sau khi kết hôn?"
- "Gặp người không tôn trọng mình, không nên dùng tiền để đổi sự tôn trọng, cũng không cần trả thật nhiều tiền để chứng tỏ mình xứng đáng được tôn trọng."
Nguyên nhân tranh cãi về tiền bạc trong hôn nhân
Quan điểm tiêu tiền khác nhau
Những vợ chồng gặp khó về tài chính thường không có chung tầm nhìn tổng thể. Họ quan niệm khác nhau về thế nào là khoản quan trọng, thế nào là chi tiêu khôn ngoan hoặc có ý tưởng khác nhau. Điều này khiến quan hệ vợ chồng gặp vấn đề ngay từ đầu, tồi tệ hơn theo thời gian.
Ví dụ, một người muốn đi nghỉ ở nơi sang trọng, trong khi người kia muốn tiết kiệm để mua nhà. Dần dần, người này bực người kia, cho rằng họ đã quá keo kiệt hoặc tiêu quá nhiều.
Ảnh minh hoạ
Không xây dựng mục tiêu tài chính
Vợ chồng bạn thiết lập kế hoạch tài chính, cam kết và sẵn sàng thực hiện, nhưng sau đó không có hành động nào. Không thể biến kế hoạch thành hành động, các cặp vợ chồng lại trở về với thói quen cũ, dễ dẫn đến tranh cãi tiền bạc.
Một trong hai người chi tiêu quá mức
Vấn đề này bắt nguồn từ việc thiếu thông tin kết nối tài chính. Một trong hai không biết số tiền chung đang được chi tiêu thế nào hoặc thậm chí số tiền thực sự để duy trì hoạt động của gia đình. Họ chỉ tiêu tiền theo nhu cầu, thậm chí vượt quá nhu cầu.
Niềm tin cổ hủ về tiền bạc
Nhiều người vẫn giữ quan điểm lạc hậu về tiền bạc, tác động lâu dài đến cách họ xử lý tài chính. Ví dụ, có quan niệm "đàn ông lo kinh tế", điều này khiến nhiều phụ nữ không được chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cho các vấn đề tài chính khi trưởng thành.
Tương tự, nhiều đôi không nói về tiền bạc khi hẹn hò, cho rằng nó không phải chủ đề vui vẻ hay lãng mạn. Vì vậy, họ chẳng có kế hoạch nào trước khi phải quản lý tiền bạc cùng nhau.
Một người phải giải quyết tất cả vấn đề tài chính
Trong một số cuộc hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể không giỏi về các con số hoặc không đủ tự tin đối mặt với thách thức tài chính. Theo thời gian, người còn lại phải gánh vác tất cả và đưa ra mọi quyết định. Điều này có thể gây căng thẳng thêm trong hôn nhân và thậm chí dẫn đến oán giận vì cảm giác gánh vác.