1 tháng trước, em dâu sinh con đầu lòng, nhà ngoại em ấy rất quan tâm chăm sóc, còn nhà nội chẳng có ai ngó ngàng tới. Bởi bố chồng tôi bệnh, mẹ phải ở nhà phục vụ ông, với lại bà bị say xe nên sợ không dám ngồi ô tô. Sợ các em hờn giận nhà nội không quan tâm đến cháu nên mẹ chồng qua nhờ tôi cắt phép ít ngày đi phục vụ em dâu.
Mẹ chồng chăm sóc các con của tôi suốt 10 năm nay, mỗi khi ông bà có gì ngon đều gọi con cháu qua ăn cùng. Tháng nào ông bà cũng mua cho đồ ăn và sữa cho các cháu. Ông bà đối xử quá tốt với gia đình tôi, vì vậy khi bà nhờ vả, tôi không thể từ chối được.
Trước khi tôi chuẩn bị ra thành phố chăm sóc em dâu thì chồng tôi mắng mỏ vợ rất nhiều:
“Vợ chồng Tuấn giúp được chúng ta cái gì mà phải đi bưng bô cho chúng nó. Không đi đâu hết, ở nhà cơm nước cho chồng con. Cô mà đi thì đi luôn đi đừng về nữa”.
Tôi qua kể lại mọi chuyện với mẹ chồng, bà bảo:
“Đừng bận tâm đến người hâm hấp ấy làm gì. Ở nhà mọi việc đã có mẹ lo hết, con cứ ra đó một chuyến giúp mẹ”.
Một tuần ở cùng nhà với vợ chồng em dâu, tôi cảm thấy cuộc sống thật hạnh phúc và ấm áp tình người. Cùng một mẹ sinh ra, cùng môi trường giáo dục mà tính tình của Tuấn và chồng tôi khác nhau hoàn toàn.
Trước khi tôi chuẩn bị ra phố chăm sóc em dâu thì chồng tôi mắng mỏ vợ rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Tuấn sống tình cảm, phóng khoáng, quan tâm đến vợ con và mọi người xung quanh. Còn chồng tôi thì cộc cằn, nóng tính, mở miệng ra toàn nói những từ khó nghe, chưa bao giờ anh nói với vợ được lời hẳn hoi tử tế.
Mỗi tháng Tuấn kiếm được 50 triệu nhưng về đến nhà là thay quần áo làm tất cả mọi việc. Từ việc nấu nướng, giặt giũ đến tắm rửa cho vợ con, em chồng không từ chối việc gì. Buổi đêm con khóc đòi sữa, Tuấn vội vàng dậy pha, nhắc nhở vợ và chị dâu cứ ngủ cho khỏe, sức phụ nữ dù gì cũng yếu hơn đàn ông.
Biết chị dâu ở quê không được ăn đầy đủ chất nên ngày nào Tuấn cũng mua những món ngon về chiêu đãi tôi. Thấy quần áo tôi cũ, em chồng còn bế con để vợ đưa tôi mua sắm những bộ đồ mới.
Dường như những thứ tốt đẹp nhất Tuấn đều có được, còn cái gì xấu xí nhất chồng tôi có đủ. Mỗi tháng chồng đưa về cho vợ 6 triệu mà cứ như là 60 triệu vậy. Lần nào anh cũng ném tiền lên bàn trước mặt vợ và nhắc nhở chi tiêu tiết kiệm, đừng hoang phí.
Đi làm về anh không bao giờ động vào việc nhà hay việc chăm sóc con. Tôi sinh 2 đứa con, đều mổ, tuần đầu đi lại khó khăn, vậy mà nhờ anh thay cho con cái tã cũng không được. Mỗi lần bảo chồng làm việc gì đều bị anh mắng chửi cho một trận. Biết tính chồng lười làm, gia trưởng nên tôi hiếm khi nhờ anh làm việc nhà. Cũng may có mẹ chồng ở gần động viên giúp đỡ nếu không tôi bị trầm cảm lúc sinh con.
Mỗi tháng Tuấn kiếm được 50 triệu nhưng về đến nhà là thay quần áo làm tất cả mọi việc. (Ảnh minh họa)
Thấy chồng vui vẻ nhận món quà đó, nhân dịp đó, tôi khuyên:
“Chú Tuấn có nhiều đức tính tốt, anh nhìn em ấy mà học hỏi. Anh nên thay đổi tính cách và sống tốt hơn với mọi người xung quanh. Đừng chửi vợ con tối ngày nữa, người ngoài nghe thấy lại chê trách gia đình mình bất hòa. Bây giờ các con cũng đã khôn lớn, hiểu tất cả những gì bố mẹ nói hằng ngày. Vợ chồng mình nên nói chuyện với nhau tình cảm nhẹ nhàng để các con học theo”.
Tưởng chồng im lặng là lắng nghe nên tôi nói tất cả những suy nghĩ trong lòng, nào ngờ chồng đứng bật dậy ném chiếc áo mới vào thùng rác và quát ầm nhà:
“Cô chuyển đến nhà chú ấy mà sống ngay đi. Tính tôi có thế, sống được thì sống không thì cút khỏi nhà”.
Tôi thật sự mệt mỏi với người chồng sống vô tâm vô tính lắm rồi. Tại sao cùng là anh em ruột thịt nhưng sao 2 người có tính cách trái hoàn toàn thế này?