Ảnh minh họa
"Bó tay" với con riêng của chồng
3 tháng trước, vợ cũ của chồng tôi về thăm con trai của chị ấy. Nghe nói chuyện làm ăn vài năm nay của chị Nguyệt rất tốt, mỗi tháng thu nhập cả trăm triệu. Lần này về thăm con, chị ấy cho con 1 thẻ tiết kiệm, trong đó có 200 triệu. Chị nhờ tôi giữ thẻ, khi con cần chi tiêu gì thì đưa tiền cho con, hết tiền chị ấy sẽ gửi tiếp.
Vì đó là tiền của vợ cũ cho con, chồng tôi không muốn dây dưa gì nên bảo chị Nguyệt cứ đưa thẻ thẳng cho con giữ, bởi năm nay Tuân học lớp 12, biết cách quản lý tiền. Thế là con trai chồng được quyền quản lý 1 khoản tiền lớn.
Tôi để ý, từ ngày có tiền, Tuân thường xuyên tụ tập bạn bè, bỏ bê việc học hành. Thậm chí con còn mua 2 điện thoại mới, loại đắt tiền. Tuần nào cũng có vài người giao hàng đến nhà. Khi thì quần áo, giầy dép, lúc lại là máy chơi game, đồ đạc trong phòng.
Từ 1 đứa trẻ hiền lành, không biết tiêu tiền và chăm chỉ giúp bố mẹ, bây giờ Tuân trở thành lười biếng, bỏ bê chuyện học hành, cứ về nhà là cầm điện thoại và vào các trang mua sắm để săn đồ.
Tôi khuyên con cuối cấp rồi, chăm chỉ học tập mà thi đại học để sau này không phải hối hận. Nào ngờ con bật lại, con bảo có mẹ đẻ nhiều tiền, sau này không học hành vẫn có tiền tiêu xài.
Thấy tình hình của Tuân không ổn chút nào, tôi bảo chồng dạy dỗ lại con và khuyên chị Nguyệt đừng gửi tiền vào tài khoản cho con trai nữa. Nhưng chồng lại không nghĩ giống tôi, anh nói con lớn rồi, cứ để kệ, thích gì thì mua đấy, có tiêu tiền của tôi đâu mà ngăn cản.
Tôi bảo nếu con tiêu tiền của bản thân làm ra thì tôi không ý kiến gì. Nhưng con tiêu tiền của người khác, con không biết quý trọng đồng tiền. Rồi đến khi mẹ đẻ ngừng cung cấp, con không có tiền tiêu nữa sẽ sinh hư. Là người lớn, biết việc làm sai trái của con, tôi không thể đứng ngoài cuộc được.
Dù tôi nói thế nào đi nữa, chồng vẫn không thay đổi suy nghĩ, vẫn để mặc con làm những điều nó thích. Thấy con đi sai đường, tôi rất lo lắng nhưng không biết phải làm gì nữa?
Đón con riêng của chồng về nuôi, tôi không ngờ lại bị cả nhà chồng chỉ trích
Mặc cho Nấm khóc lóc bênh vực tôi, cả bố mẹ chồng lẫn 2 bà chị chồng đều xúm vào nói tôi giả tạo.
Ảnh minh họa
Đời người ai chẳng có lúc dại. Không phải chỉ một lần, không phải chỉ mỗi tuổi trẻ. Mà bao nhiêu tuổi cũng có thể dại dột nhiều lần.
Tôi bị mắng chửi liên tục suốt mấy năm kể từ lúc quen chồng hiện tại. Anh ấy U35 có 1 đời vợ và 1 đứa con riêng, còn tôi gái tân mới 25 tuổi. Gia đình phản đối, bạn bè chê tôi mù quáng, nhưng tôi vẫn quyết cưới anh sau 2 năm tìm hiểu. Anh ly dị vợ đã lâu, bản tính hiền lành, công việc cũng ổn định thì có gì phải sợ hãi? Anh ấy cũng không phải chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi chẳng lo mang tiếng mẹ ghẻ con chồng. Tôi định gạo nấu thành cơm luôn cho mọi người không có cớ phản đối nữa, nhưng chồng không cho nên kiên nhẫn thuyết phục gia đình. Cuối cùng sau 3 tháng cố gắng, anh cũng đón được tôi về làm vợ.
Ban đầu nhà chồng đối xử với tôi rất tốt, không có gì khác biệt so với lúc tôi vẫn còn là bạn gái anh. Nhưng dần dần sau cả trăm bữa cơm chung, tôi nhận ra có rất nhiều điều bất thường.
Đầu tiên là 2 bà chị chồng. Lập gia đình riêng có con lớn đùng rồi mà 2 chị vẫn thích về ngoại ăn bám. Lần nào về họ cũng vứt giày dép áo khoác bừa ra khiến tôi phải cất hộ. Phụ nữ mà ăn nói bỗ bã, giờ cơm chẳng giúp gì chỉ nằm bấm điện thoại xem tử vi linh tinh chém gió. Ăn xong các chị cũng không rửa bát dọn dẹp. Toàn lấy cớ bận việc xong đứng dậy phủi quần xách theo đồ ăn thừa về luôn.
Thêm nữa, bố mẹ chồng tôi tưởng hiền mà hoá ra không phải vậy. Về làm dâu rồi tôi mới nghe loáng thoáng hàng xóm kể vợ cũ của chồng tôi bỏ đi do bố mẹ chồng quá quắt. Tôi tò mò không hiểu họ xảy ra mâu thuẫn gì, mãi đến bây giờ mới rõ ràng tất cả.
Bố mẹ chồng tôi không cổ hủ soi mói con dâu kiểu sáng mấy giờ dậy, ăn cơm xong phải rửa bát mới ngoan. Nhưng ông bà quan tâm một cách thái quá đến chuyện tiền bạc của tôi với chồng. Anh xã tôi bao năm nay vẫn có thói quen gửi bố mẹ hàng tháng 5 triệu, còn lại anh kiếm bao nhiêu bố mẹ anh không quản. Ấy thế mà tôi về làm dâu một cái, tháng đầu tiên mẹ chồng đã tuyên bố phải đưa hết lương cho chồng giữ!
Tôi ngạc nhiên phản đối thì mẹ anh tỏ vẻ không vui. Bà bắt đầu ngồi xuống kêu ca rằng chẳng ai sướng như tôi: "Nhà người ta thì tiền vàng lương lậu con dâu phải đưa mẹ chồng giữ hết, đây chỉ việc đưa cho chồng mà cũng giãy nảy lên". Rồi bóng gió tôi không tôn trọng mẹ, sống ích kỉ nọ kia. Bố chồng thì chêm câu "Thuyền theo lái gái theo chồng". Tóm lại cảm giác thật khó chịu.
Ảnh minh họa
Tôi im lặng cho qua nhưng bố mẹ chồng có vẻ muốn điều ngược lại. Tuy không đến mức ngày nào cũng đay lại chuyện cũ, song ông bà rất biết cách khiến con dâu não lòng. Nào là giục đẻ con cho hàng xóm đỡ xì xào là "bị tịt", nhưng tôi có nghe ai hỏi han tiếng nào đâu? Nào là 2 chị có ô tô thì con trai con dâu cũng phải có, cứ đưa hết vàng cưới đây để bố mẹ sắm hộ cho. Tôi chả hiểu mình cưới chồng hay cưới 1001 bí kíp né bố mẹ chồng nữa?
Cứ bức xúc chuyện gì là tôi nhắn tin cho hội bạn, nhưng tụi nó nói trước khuyên không nghe thì giờ tự đi mà chịu. Vậy là tôi chẳng dám tâm sự với ai nữa. Than thở với nhà đẻ thì còn nhục mặt hơn. Chồng thì toàn khuyên nhịn nên tôi đành kệ cho mọi thứ trôi đi.
1 tháng trước chị vợ cũ của chồng bất ngờ nhắn tin xin giúp đỡ. Chị mới bị công ty sa thải, không còn đủ kinh phí nuôi con nên muốn gửi Nấm nhờ gia đình chồng tôi nuôi giúp. Còn chị về quê xin việc khác, khi nào ổn thì đón bé lại. Tôi biết cuộc sống ở thủ đô không dễ dàng gì nên cũng thấy thương chị lắm. Từng tiếp xúc với con riêng của chồng vài lần, tôi rất mến con bé nên nghĩ đón nó về ở chung một thời gian chắc không sao.
Tôi hỏi ý chồng thì anh đồng ý ngay. Nhưng khi tiết lộ với mẹ đẻ chuyện ấy thì bà giãy nảy lên. Tôi biết với thân phận mẹ kế thì việc đón con riêng của chồng về nuôi nghe sai sai, cơ mà tôi thực lòng không có bất kỳ khoảng cách nào với con bé cả. Nấm mới 7 tuổi nhưng rất ngoan và hiểu chuyện. Nó biết bố "có vợ hai", nhưng nhờ mẹ nó giải thích nên con bé đối với tôi không có dấu hiệu bài xích.
Vợ chồng tôi định sẽ báo chuyện nuôi bé Nấm cho cả gia đình, song chưa kịp nói gì thì đùng cái mẹ nó ốm nhập viện. Thế là tôi phải sang đón Nấm sớm hơn dự kiến. Anh xã rất cảm kích vì lòng tốt và sự bao dung của vợ. Tôi hào hứng nghĩ bố mẹ anh cũng sẽ vui mừng khi cháu gái quay về ở chung. Nào ngờ đâu vừa kéo vali của Nấm qua thì một trận bão táp mưa sa đã quật xuống.
2 bà chị chồng đang ăn chực cứ trố mắt ra nhìn cảnh tôi nắm tay con riêng của chồng. Bố mẹ chồng thì xua tay liên tục bắt tôi trả Nấm về chỗ mẹ nó, kêu nhà chật chội không có tiền nuôi. Tôi cố gắng trình bày hoàn cảnh của con bé nhưng không ai nghe hết. Thậm chí cả nhà còn bực bội mắng tôi là loại mẹ kế "giả tạo", ra cái vẻ tội nghiệp con chồng rồi vác của nợ về báo hại họ.
Thì ra những gì mẹ Nấm kể là thật. Chỉ vì đẻ con gái nên chị ấy bị đối xử tệ bạc, quá ngột ngạt nên chị đòi ly hôn. Chị biết ông bà nội không thương cháu nên mới cố giành quyền nuôi con bằng được. Chồng cưới vợ mới chị chẳng hề ghen tuông lưu luyến, chị chỉ xin tôi đừng ghét bỏ Nấm mà thôi. Khi quyết định kết hôn tôi đã biết không thể vứt quá khứ của chồng đi được, tôi cũng đâu phải loại phụ nữ độc ác gì.
Chỉ có điều Nấm không được chào đón ở nhà cũ. Đã thế tôi lại càng phải bảo vệ con bé hơn. Mẹ kế thì đã sao, con riêng của chồng thì làm sao? Bị chửi là giả tạo cũng được, chồng tôi ủng hộ là được rồi!
Cùng chia sẻ - Việc đưa tiền cho cậu thanh niên đang học lớp 12 là hoàn toàn không nên. Nhưng chuyện đã lỡ rồi, hãy trò chuyện với người mẹ. Tôi nghĩ chị ấy cũng sẽ có cách để dạy con. Ban đầu chị ấy đưa tiền cho "dì ghẻ" giữ còn gì. Hãy chung tay giúp "con riêng" vì cậu ấy không có lỗi trong chuyện này. (Lệ Hằng - Yên Bái) - Có 1 "bộ ba vững chắc" là chồng, vợ cũ và con riêng rất tốt thì bạn lo gì nhà chồng. Hãy tiếp tục giúp đỡ đứa trẻ vì đó là điều nên làm, chắc chắn chồng bạn sẽ yêu thương bạn nhiều hơn qua hành động cao thượng này. Chúc gia đình bạn hạnh phúc. (Thiên Nga - Hà Nội) |