Hôn nhân tan vỡ là điều đáng tiếc cho cả hai bên, nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có con, sự bất hạnh này giống như một nỗi đau không thể nguôi ngoai.
Con cái là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong cơn bão hôn nhân này, sự tồn tại của chúng khiến việc xua tan bóng tối của cuộc ly hôn trở nên khó khăn. Bởi đứa con là mối quan tâm không bao giờ có thể cắt đứt của họ, đồng thời đó cũng là trách nhiệm nặng nề mà họ phải gánh trong cuộc sống mới.
Mới đây, tại Sơn Đông (Trung Quốc), một người phụ nữ chia sẻ rằng cô đã đưa đứa con trai lớn cho chồng cũ nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Nào ngờ, anh lại cấm chị thăm con suốt 3 năm.
Người phụ nữ chia sẻ thời mới quen chồng, anh là người khá tốt, có trách nhiệm với gia đình, đối xử tốt với chị và con cái. Sau khi có đứa con thứ hai, áp lực cuộc sống ở nhà dần tăng lên, tính tình anh cũng bắt đầu thay đổi. Anh thường đánh mắng vợ vì những chuyện nhỏ nhặt.
Vì không thể chịu đựng được nữa nên chị đã ly hôn với chồng. Ban đầu, chị muốn tranh giành quyền nuôi hai đứa con, nhưng chồng nhất quyết nuôi một đứa. Lúc đó bé thứ 2 còn nhỏ, bé lớn đã đi học mẫu giáo nên chị đành nhận nuôi con thứ 2.
Khi ly hôn, con thứ 2 còn nhỏ nên người phụ nữ đã nhận nuôi con thứ 2.
Khoảng thời gian sau đó, chị liên lạc với chồng cũ không biết bao nhiêu lần để xin gặp con trai cả, nhưng anh luôn từ chối một cách tàn nhẫn. Anh cố tình ngăn cản chị đến thăm con để tra tấn chị. “Tôi chưa bao giờ nghĩ ly hôn lại khiến việc tôi gặp con lại trở thành một điều xa xỉ đến vậy”, người phụ nữ nói.
Sau nhiều lần nộp đơn và hòa giải, cuối cùng chị đã có được quyền thăm con 4 tiếng mỗi tháng. Mới đây, người phụ nữ đã chia sẻ cảnh gặp con trai trên mạng. Khi chị nhìn thấy con trai mình, thằng bé không còn nhận ra chị nữa, thậm chí nghĩ rằng chị là kẻ nói dối.
Người phụ nữ liên tục nhắc nhở con trai: “Con ơi, là mẹ đây, mẹ đây”. Người phụ nữ bật khóc nhắc đi nhắc lại câu này, nhưng cậu bé vẫn còn ngơ ngác.
Thấy con trai nhìn mình bằng ánh mắt xa lạ, người phụ nữ liên tục ôm và thơm cậu rồi nói: "Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi! Mẹ đã không cho con một mái ấm trọn vẹn! Chính mẹ là người vô dụng!"
Vừa nói, người phụ nữ vừa đấm vào ngực mình tự trách. Lúc này, cậu con trai dường như nhớ ra và ôm chặt mẹ bằng đôi bàn tay non nớt của mình. Mặc dù không muốn buông tay con ra nhưng 4 giờ thăm nom mỗi tháng chẳng mấy chốc mà hết.
Người phụ nữ đã gặp được con sau 3 năm xa cách.
Nhắc đến cảnh này, cư dân mạng sau khi xem đã rơi nước mắt. Nhiều người bức xúc bày tỏ, ly hôn không phải lỗi của con, vậy tại sao lại để con phải gánh chịu nỗi đau chia ly.
“Người đàn ông kia không phải con người, anh ta không cho vợ cũ gặp con trai và cho đó là hình phạt đối với chị. Thực tế, con trai mới là người bị tổn thương nhiều nhất. Chẳng trách vợ cũ lại bỏ anh, người đàn ông này quả thực rất ác”, “Dù tôi cũng đã ly hôn nưng tôi không ngăn cản vợ cũ gặp con trai. Vì còn cũng cần tình mẫu tử”,… là một số bình luận của dư luận.
Nạn nhân lớn nhất trong một cuộc hôn nhân tan vỡ là con cái
Hôn nhân là để mưu cầu hạnh phúc và ly hôn cũng vậy. Nhưng hãy nhớ đối xử tốt với con bạn, bởi con cái là nạn nhân lớn nhất trong một cuộc hôn nhân tan vỡ.
Chúng rất đau khổ nhưng chưa đủ khả năng để diễn đạt cho bố mẹ thấy điều đó, chúng chỉ có thể âm thầm chịu đựng hoặc phản kháng yếu ớt, chúng cảm thấy bất lực vì tiếng nói của mình quá nhỏ bé. Bố mẹ nghĩ con cái mình thật thiệt thòi, sau này nhất định bù đắp cho con. Nhưng sau này là một khoảng thời gian quá xa, thứ mà bố mẹ muốn bù đắp, con cái có thể sẽ không cần đến nữa.
Vì vậy dù có ly hôn, cả bố lẫn mẹ nên làm công tác tư tưởng trước cho con cái, ly hôn trong văn minh để làm giảm tác động tâm lý đến con cái. Ngoài ra, sau khi ly hôn vẫn nên chăm sóc, thăm hỏi và làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con cái.