Đi ở rể 7 năm, người đàn ông khóc lóc kể khổ: “Chưa bao giờ tôi được ngồi vào bàn ăn”

Người đàn ông không những không được ngồi vào bàn ăn mà còn phải ăn cơm thừa canh cạn, làm đủ mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

Có lẽ phần lớn đàn ông Việt Nam và các nước Á đông đều không thích ở rể, vì họ cho rằng đàn ông mà ở rể thì hình tượng của bản thân sẽ bị hạ thấp đi nhiều, lời nói trong gia đình không có trọng lượng. Do đó, sau khi kết hôn người con gái thường sẽ theo chồng về nhà chồng, hưởng phúc phần nhà chồng chứ trường hợp ngược lại thì không nhiều.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng tuân theo quy luật đó, đôi khi vì nhà vợ chỉ sinh con một hoặc có điều kiện kinh tế hơn,… thì chàng trai sẽ theo vợ về làm rể và sống cùng với bố mẹ vợ luôn. Có gia đình sẽ coi chàng rể như con trai hoặc như khách mà đối đãi, nhưng đó có thể là khởi đầu của bi kịch đối với một số người khác, chẳng hạn như câu chuyện của anh Tằng sống ở thị trấn Tất Tiết, tỉnh Qúy Châu, Trung Quốc.

Người đàn ông 33 tuổi kể rằng, anh và vợ được người quen giới thiệu, cả hai yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Khi yêu, cả hai rất ngọt ngào, cuồng nhiệt, giống như những cặp đôi bình thường. Lúc nào họ cũng muốn được gặp mặt nhau, cùng nhau đi du lịch và không quên tặng quà cho nhau vào dịp lễ Tết.

Đi ở rể 7 năm, người đàn ông khóc lóc kể khổ: “Chưa bao giờ tôi được ngồi vào bàn ăn” - 1

Anh Tằng đã ở ể 7 năm và có với vợ 1 đứa con. 

Sau một thời gian hẹn hò, cả hai tiến tới hôn nhân. Vì quá yêu vợ nên anh Tằng đã quyết định về ở rể. “Lúc đó vì quá yêu vợ nên tôi sẵn lòng làm bất cứ điều gì vì cô ấy. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, tôi có 1 chị gái, 1 em gái và 1 em trai. Bên nhà vợ có 6 chị em gái, không có con trai. Vợ tôi sống cùng bố mẹ nên cô ấy muốn tôi đi làm rể. Tôi đã đồng ý”, anh Tằng chia sẻ.

Ngót nghét 7 năm đã trôi qua, giờ đây anh và vợ có với nhau một đứa con 3 tuổi rưỡi. Thế nhưng cuộc sống ở rể lại không hề dễ dàng, nó đang dần dần gặm nhấm tâm hồn anh, khiến anh chán nản, mệt mỏi.

Anh Tằng cho biết, điều kiện gia đình anh rất khó khăn. Anh đang mở một tiệm cắt tóc nhưng việc làm ăn vài năm gần đây không tốt, nên anh không những không kiếm được tiền mà ngược lại còn nợ chồng nợ chất. Tiền anh kiếm được còn không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày nên dù con đã 3 tuổi rưỡi nhưng vẫn chưa được đi học.

Còn vợ anh Tằng, cô ấy không có việc làm, suốt ngày ra ngoài chơi mạt chược. Nhiều lần anh khuyên vợ, ngỏ ý hai vợ chồng cùng nhau đi làm hoặc kinh doanh nhỏ nhưng cô đều gạt phăng đi.

Đi ở rể 7 năm, người đàn ông khóc lóc kể khổ: “Chưa bao giờ tôi được ngồi vào bàn ăn” - 2

Người đàn ông cho biết anh và vợ giống như hoán đổi thân phận cho nhau, anh làm vợ còn vợ làm chồng. 

Người đàn ông trải lòng: “Tôi và vợ giống như đang hoán đổi thân phận, tôi là vợ còn cô ấy là chồng. Một tay tôi chăm con từ khi nó chào đời. Mỗi ngày tôi đều phải giặt giũ, nấu cơm và chăm sóc con cái. Tôi sống thu mình, không có sở thích nào đặc biệt. Tôi chỉ mong có nhiều thời gian bên vợ mà thôi.

Còn cô ấy như đàn ông, có hôm đi chơi mấy ngày không về, gọi điện về nhà cũng chẳng thèm hỏi con có ăn được không, ngủ ngon không. Cô ấy thường xuyên đi chơi nửa tháng mới về nhà”.

Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn không được mang họ của anh Tằng. Bố mẹ vợ dường như cũng chẳng nể trọng chàng rể chút nào. “Chưa bao giờ tôi được ngồi vào bàn ăn cơm cùng nhà vợ, chỉ được ăn cơm thừa canh cạn. Tôi cũng chưa khi nào có quá 30 tệ (khoảng 100 nghìn) trong người cả”, anh Tằng chua chát nói.

Cuộc sống ở rể khốn khổ cộng thêm không có bạn, không có ai để trút bầu tâm sự khiến anh Tằng cảm thấy mình như bị trầm cảm. Không còn cách nào khác, anh chỉ đành đăng video trải lòng lên mạng xã hội để xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.

Đi ở rể 7 năm, người đàn ông khóc lóc kể khổ: “Chưa bao giờ tôi được ngồi vào bàn ăn” - 3

Trong suốt 7 năm ở rể, anh chưa bao giờ được ngồi vào bàn ăn cùng bố mẹ vợ. 

Dẫu vậy, anh Tằng vẫn nghĩ hiện tại anh đang rất ổn và không có ý định ly hôn. “Tôi vẫn rất yêu vợ. Suy nghĩ của tôi khá truyền thống, nếu tôi đã xác định bên ai thì tôi sẽ bên người ấy suốt đời. Dù cuộc sống khó khăn thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng không bao giờ bỏ cuộc đâu”, anh Tằng dứt khoát trả lời.

Thực ra, ở rể không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, to tát trong xã hội hiện đại. Ngoài kia có rất nhiều người đàn ông đi ở rể và hạnh phúc, được bố mẹ vợ tôn trọng và tạo điều kiện để con rể cảm thấy thoải mái như ở nhà. Với anh Tằng, đó chỉ là một trường hợp hy hữu mà thôi, bởi bố mẹ nào mà chẳng yêu thương con, mong muốn con cái được hạnh phúc, vui vẻ chứ.

6 điều các anh chồng nên chú ý khi ở rể

- Hãy tôn trọng bố mẹ vợ như bố mẹ mình.

- Chủ động về kinh tế, tiền bạc chứ đừng phụ thuộc vào nhà vợ.

- Không ba hoa, khoe khoang thành tích hoặc cố tỏ ra mình là người tài giỏi trước mặt bố mẹ vợ. Hãy là người đàn ông chân chính, bản lĩnh, sống đúng với lòng mình là được. 

.- Đối xử với vợ ân cần, chu đáo

- Hãy giúp vợ, bố mẹ vợ làm việc nhà như nấu nướng, rửa bát hay quét nhà,...

- Bỏ qua mặc cảm ở nhà và coi nhà vợ như nhà mình.

Nàng dâu to tiếng với bố, mẹ chồng có màn xử lý cao tay nghe xong ai cũng nể phục
Theo Hạo Phi (Thời báo văn học nghệ thuật)