Điều khiến chồng bị tổn thương nhất là 4 hành vi này của vợ, chị em có đang mắc phải không?

Bố em còn nói là trẻ con chơi với nhau sao tránh khỏi tai nạn, ông tin chắc sau bài học này đứa trẻ sẽ tự điều chỉnh bản thân.

Con trai tôi hiện đang học lớp 2, cháu rất bướng bỉnh và luôn muốn làm theo những gì bản thân thích. Đặc biệt con có tính rất hiếu thắng, luôn thích phần thắng về mình và không chịu thua thiệt về bản thân.

Tôi biết tính đó có 2 mặt của nó, nếu con biết phát huy thì sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống, còn mặt trái là gây tổn thương cho mọi người xung quanh. Thế nên tôi luôn có mặt kịp thời giải thích cho con tùy từng tình huống mà cần thắng, đôi lúc thua người khác mới là tốt.

Lúc đầu chưa hiểu tính của con, tôi luôn dùng roi vọt để đe dọa đánh con nhưng đến lúc con cầm cái gậy to hơn đánh lại mẹ thì tôi mới nhận ra phương pháp dạy con của bản thân sai và kịp thời khắc phục sai phạm.

Thế nên mỗi khi con làm gì sai thì tôi luôn ôm bé vào lòng nhẹ nhàng dỗ dành và giải thích, rồi dần dần con cũng hiểu được những lời mẹ nói.

Hôm thứ 7 vừa rồi, ở trường con gây lộn và cào mặt bạn. Tuy chưa xước nhưng để lại nhiều vết bầm đỏ trên mặt bạn học nhìn rất đáng thương. Ngay sau đó tôi đã đưa cháu đến nhà của bé ấy biếu hộp yến sào để tạ lỗi. Lúc đó tôi gặp người bố của cháu bé và anh ấy rất hiểu tâm lý trẻ con nên không gây khó khăn gì.

Mỗi khi con làm gì sai thì tôi luôn ôm bé vào lòng nhẹ nhàng dỗ dành và giải thích, rồi dần dần con cũng hiểu được những lời mẹ nói. (Ảnh minh họa)

Mỗi khi con làm gì sai thì tôi luôn ôm bé vào lòng nhẹ nhàng dỗ dành và giải thích, rồi dần dần con cũng hiểu được những lời mẹ nói. (Ảnh minh họa)

Nhưng hôm sau người mẹ cậu bé đi công tác về và nhìn thấy mặt con thế chị ta dắt đến nhà tôi để mắng mỏ gia đình tôi không biết dạy con. Chị ta bảo:

“Con em còn nhỏ mà ăn nói láo toét, cào xước mặt bạn thế này là do gia đình không biết giáo dục con cái. Nhỏ không dạy hẳn hoi lớn lên thành tướng cướp không biết chừng. Lần này tôi bỏ qua cho, nếu còn có lần sau tôi không để cho gia đình này yên ổn đâu”.

Nghe nói con tôi đánh bạn là vì do bạn đánh trước nhưng bạn đánh không gây thương tích cho con nên tôi nhận phần sai về mình và xin lỗi khắc phục lỗi rất tử tế. Thế mà càng nhún nhường, phụ huynh càng lấn tới. Cái gì cũng có giới hạn của nó, chị ta không thể muốn nói gì thì nói được.

Tôi bảo:

“Bọn trẻ học chung lớp chơi với nhau không thể tránh khỏi va chạm. Không ai biết trước được tương lai. Chẳng may có ngày con tôi làm thương con chị 1 lần nữa chắc chị đày đọa gia đình tôi đến tan nát à?”.

Chị ta vẫn đang ở thế của người bị hại dạy dỗ tôi:

“Em không biết dạy con thì để xã hội dạy, đừng bênh chằm chặp rồi hư con và ảnh hưởng đến xã hội”.

Tôi càng nhún nhường, phụ huynh càng lấn tới. (Ảnh minh họa)

Tôi càng nhún nhường, phụ huynh càng lấn tới. (Ảnh minh họa)

Không để người lạ nhìn thấy 1 mắt bị tật của mình nên tôi thường đeo kính râm. Đến lúc này tôi mới cởi kính ra, chỉ vào 1 mắt bị hoại tử và nghẹn ngào nói:

“Ngày nhỏ em và bạn học chơi với nhau, đang chơi vui vẻ bạn lao vào người và em bị ngã xấp mặt, trên nền có vật nhọn đâm trúng mắt và giờ mắt bị tật. Khi đó nhà em bị hại cũng không dám đến lăng mạ xúc phạm gia đình người bạn học thậm tệ như những gì chị đang làm với em. Bố mẹ em chỉ biết khóc thương con và trách số phận mình thế, tránh cái này sẽ có cái khác ập đến.

Nếu tạo áp lực cho gia đình họ rồi bố mẹ lại đay nghiến đày đọa con họ thì hóa ra lại làm hại thêm 1 đứa trẻ nữa sao.

Bây giờ đứa trẻ đó là chồng tôi, anh ấy sống rất tốt, đâu có hư hỏng bại hoại như chị nói. Con chị may mắn hơn tôi là chỉ bị xước nhẹ vài hôm sẽ khỏi, còn tôi mang thương tích cả đời mà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong đâu dám đày đọa ai.

Gia đình tôi đã rất biết lỗi, thế mà chị còn ở thế bề trên giáo huấn như thể chúng tôi không biết dạy con cái vậy”.

Tôi nói 1 tràng, chị phụ huynh đó hậm hực bỏ về và không thèm nói lời chào. Còn tôi nhận thấy ngày đó, bố mẹ tôi quả là quá hiền lành tử tế thế nên bây giờ mới lấy được người đàn ông tốt, có trách nhiệm với gia đình.

Thấy dâu bầu đi 30km về ăn cỗ giỗ rồi ngồi rửa 7 mâm bát, mẹ chồng can: Việc cứ để các em làm!