Yêu 2 năm, tôi và anh quyết định tiến tới hôn nhân. Tuy 2 năm chưa phải là thời gian quá dài nhưng cũng đủ để chúng tôi tin tưởng đối phương có thể là bạn đời của mình.
Mọi rào cản từ gia đình dù nhiều dù ít cũng không làm ảnh hưởng đến chúng tôi bởi cả hai quan niệm, các cụ ở dưới quê còn vợ chồng tôi ở trên thành phố, không liên can nhiều. Dù ông bà có ưng chúng tôi hay không thì cũng không phải là chuyện quan trọng, điều quan trọng chính là chúng tôi thật lòng yêu thương nhau.
Đấy là tôi nghĩ vậy… nhưng sau khi cưới về, cuộc sống cơm áo gạo tiền, con cái, trách nhiệm đôi bên gia đình bắt đầu khiến chúng tôi bất đồng quan điểm. Có nhiều chuyện bản thân tôi thực sự bế tắc, không biết nên giải quyết thế nào vì chồng cũng không ủng hộ mình.
Và điều khiến tôi đau đầu nhất chính là mẹ chồng...
Mọi rào cản từ gia đình dù nhiều dù ít cũng không làm ảnh hưởng đến chúng tôi (Ảnh minh họa)
Chồng tôi vốn hiền lành, có vẻ nghe vợ nhưng lại rất nghe mẹ và tất nhiên lời của mẹ nói, anh sẽ sợ hơn là lời của vợ. Dù ở riêng, thuê một căn chung cư nhỏ nhưng lúc nào mẹ chồng cũng gọi điện lên chỉ đạo. Từ việc thuê nhà cũng phải chọn hướng cho hợp tuổi, hợp phong thủy rồi cả bắt cúng bái nhập trạch.
Tôi có nói với chồng là nhà thuê thì không cần nhưng mẹ anh thì khăng khăng vì thuê lâu dài. Thật ra, việc mẹ cẩn thận tôi không trách nhưng cũng phải tính đến kinh tế của con cái. Bày vẽ ra tốn kém rất nhiều, không phải chuyện đơn giản.
Mẹ còn đưa cả nhà lên ăn cỗ mưng nhà mới khiến tôi có chút ái ngại. Người ta mua nhà thì mới đưa cả nhà, họ hàng thân thiết lên cơm nước, đằng này…
Buổi tụ họp hôm đó khiến tôi mệt rũ người còn tốn kém khá nhiều tiền bạc. Cảnh đi thuê nhà, lương lậu chỉ đủ lo cuộc sống đã khiến tôi mệt mỏi quá rồi lại thêm mấy khoản như thế này, quả là gánh nặng cho vợ chồng tôi. Chưa kể, tiền xe cộ nhà chồng lên chơi chồng bắt tôi phải lo liệu cả. Một công mấy việc thực sự là một con số quá lớn.
Tôi có nói với chồng là nhà thuê thì không cần nhưng mẹ anh thì khăng khăng vì thuê lâu dài. (Ảnh minh họa)
Và cũng vì thế, anh bắt hàng tháng phải gửi tiền về biếu bố mẹ 3 triệu đồng. Tôi tức nổ mắt vì anh quá hiểu lương lậu hai vợ chồng thế nào lại thêm con cái ăn học.
Một đứa thì thế, sinh đứa thứ hai biết lấy gì lo thân? Chưa kể có lúc còn ốm đau, con người đâu thể khỏe mãi. Nếu biếu tiền mẹ thì coi như chúng tôi phải chắt chiu rất nhiều. Nhưng nói mãi chồng cũng chỉ tặc lưỡi: “Nếu không muốn có việc gì mẹ cũng hỏi đến tiền thì tốt nhất cứ đưa thế cho khỏi lằng nhằng”.
Cực chẳng đã tôi đàn phải theo lời chồng nhưng lòng đầy ấm ức. Những ngày đó tôi tiết kiệm đủ thứ, chắt chiu chi tiêu của bản thân, không dám sắm sửa gì. Có vài trăm học yoga buổi trưa tôi cũng cắt hết. Tiền ăn uống tôi cũng phải co lại thì may ra có dư đồng nào còn dành dụm lúc ốm đau.
Gần đây, dịch bệnh hoành hành, chúng tôi không có thu nhập như trước, có nói với mẹ chuyện gửi tiền hàng tháng. Bà có vẻ không hài lòng cho lắm nhưng cũng đành chịu vì con cái khó khăn thì biết làm sao. Mà dù mẹ có đòi tôi cũng bó tay.
Nhưng đó là câu chuyện của hai tháng trước. Dịp nghỉ lễ 2-9 này vì chúng tôi không thể về nên chỉ gọi điện nói chuyện thông báo. Chưa hết câu chuyện mẹ đã bảo tôi gửi tiền với lý do: “Năm nào 2/9 cả nhà cũng tụ tập cũng cụ, góp tiền ăn uống quà cáp cho họ hàng. Năm nay các con không về được thì cứ gửi tiền về, phải có trách nhiệm với gia đình”.
Nghe đến đây tôi nghẹn cứng họng. Số tiền tầm 3 triệu, năm nào cũng vậy. Ngoài tiền góp giỗ đó còn là khoản để con gái biếu bố mẹ theo quy định của bố mẹ chồng tôi đề ra. Nhưng biết con cái công việc không ổn lúc dịch bệnh, không có tiền lo lắng cuộc sống sinh hoạt, nhà cửa mà mẹ chồng vẫn đòi tiền như vậy thì quả thật không còn lời nào để nói.
Có lẽ lần này anh quá chán nản với mẹ mình nên đành ngậm miệng. (Ảnh minh họa)
Trong khi suốt thời gian các con ở nhà, mẹ chưa từng gọi điện hỏi các con có thiếu thốn đồ ăn, tiền sinh hoạt hay không. Nghe bạn bè kể chuyện bố mẹ thường xuyên gửi đồ còn cho thêm các cháu tiền mà tôi chạn lòng.
Bực mình, tôi nói luôn với mẹ chồng, chưa bao giờ tôi giận dữ như thế: “Dạ thưa mẹ, con xin lỗi mẹ nhưng bây giờ chúng con tiền ăn còn chẳng có chứ nói gì đến tiền góp giỗ ạ. Bao tháng ngày chúng con vất vả, bà chưa hỏi han một câu mà chỉ nghĩ đến chuyện tiền.
Nhiều khi con tự hỏi, liệu anh T. nhà con có phải là con ruột của mẹ không nữa ấy ạ. Con xin phép mẹ, con mệt rồi, không muốn nói chuyện tiền bạc nữa. Nếu mẹ hỏi tiền thì từ nay mẹ đừng gọi điện cho vợ chồng con, chúng con đã quá mệt mỏi ở thành phố rồi”.
Nói rồi tôi cúp máy, chồng ngồi ngay cạnh cũng không biết làm gì. Có lẽ lần này anh quá chán nản với mẹ mình nên đành ngậm miệng. Công việc không có thu nhập lúc khó khăn, cần lắm một lời động viên của người thân nhưng chỉ nghe thấy giọng mẹ chồng là tôi chỉ muốn khóc. Liệu có phải tôi quá đáng quá không?