- Bố, mẹ! Con và anh Huy… chúng con có thể sẽ ly hôn!
Lời con gái nói ra như một tia sét đánh xẹt qua nhà tôi. Chúng tôi vừa tổ chức đám cưới hoành tráng cho con gái, những lời chúc phúc của họ hàng, bạn bè vẫn văng vẳng bên tai. Tại sao cưới chưa được bao lâu con gái đã đòi ly hôn chứ?
Trong lòng tôi đầy nghi ngờ và bối rối, tôi hỏi con gái:
- Chuyện gì vậy? Con mới lấy chồng được một tháng mà?
Mặt con gái đỏ bừng, chực trào nước mắt. Ngập ngừng mãi con cúi đầu thấp giọng nói:
- Con xấu hổ lắm!
Tôi và chồng nhìn nhau, chắc hẳn phải có lý do gì đó nghiêm trọng lắm. Nhưng thấy con gái như vậy, chúng tôi không gặng hỏi nữa mà để con có thêm thời gian suy nghĩ, bình tâm lại, để dần dần con tự mình nói ra sự thật. Vì vậy, chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi và chú ý đến những thay đổi trong cảm xúc của con gái.
Cuối cùng, một ngày nọ, con gái đã chủ động đi tìm chúng tôi. Trông nó còn hốc hác hơn trước. Con ngồi đối diện với chúng tôi, hít một hơi thật sâu và bắt đầu kể về mâu thuẫn giữa hai vợ chồng nó.
Mới cưới 1 tháng, con gái đã về nhà nói muốn ly hôn. (Ảnh minh họa)
Năm đó con gái tôi và con rể gặp nhau trong bữa tiệc của một người bạn. Hai đứa nó yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và nhanh chóng thành một đôi rồi đòi cưới chỉ sau 3 tháng hẹn hò. Mặc dù có ấn tượng tốt về Huy nhưng với tư cách là bố mẹ, chúng tôi cũng lo lắng về những vấn đề có thể nảy sinh khi hai người kết hôn quá nhanh.
Nhưng rồi thấy sự kiên định và sự vui vẻ của con gái, cũng như sự quan tâm của Huy dành cho con bé mà chúng tôi đã đồng ý cho hai đứa nó cưới nhau. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân lại không hạnh phúc như con gái tôi tưởng tượng.
Sau cưới, con bé bắt đầu phát hiện Huy có nhiều khuyết điểm và thói quen xấu mà trước đây nó chưa từng biết. Ví dụ như con rể tôi thích thức khuya và chơi game, trong khi con gái tôi có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm. Huy lười làm việc nhà nhưng con gái tôi lại là người siên năng, sạch sẽ và ngăn nắp,… Những điều tưởng chừng như tầm thường này dần dần tích tụ rồi nảy sinh cãi vã.
Điều khó chịu nhất đối với con gái tôi là sự thay đổi về thái độ của Huy đối với nó. Con kể, trước cưới Huy dịu dàng, ân cần bao nhiêu thì sau khi kết hôn lại trở nên lạnh lùng và xa cách bấy nhiêu.
- Anh ấy không còn quan tâm đến cảm xúc của con nữa, cũng không còn đủ kiên nhẫn để lắng nghe những lời phàn nàn của con. Con cảm thấy mình như gả cho một người xa lạ vậy.
Trước đó con nói cảm thấy xấu hổ là vì khi ấy đã cố cãi lời chúng tôi để kết hôn sớm, nên giờ con cảm thấy xấu hổ khi đối mặt với bố mẹ.
Ban đầu con nói cảm thấy xấu hổ là vì khi đó đã cố cãi lời chúng tôi để kết hôn sớm. (Ảnh minh họa)
Nhưng không muốn con quyết định vội vàng để rồi sau này lại phải hối hận, vì thế chúng tôi bắt đầu giúp con gái phân tích từng chuyện một.
- Tình yêu khác hôn nhân, con bị sốc khi bước chân vào hôn nhân cũng đúng thôi. Ở hôn nhân, mọi tật xấu của nửa kia sẽ lòi ra hết, không thể dấu diếm được, đôi nào cũng vậy thôi. Hôn nhân cần sự nỗ lực và duy trì của cả hai bên. Mỗi người đều có khuyết điểm và thói quen riêng, mấu chốt là học cách bao dung và thấu hiểu.
Có vấn đề gì, con hãy chủ động nói chuyện với chồng, bày tỏ cảm xúc và mong đợi của mình, đồng thời bàn bạc để tìm giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận được. Không nên hở chút là đòi ly hôn, đừng buông tay nhau một cách dễ dàng như thế để rồi sau này phải hối hận. Hãy cứ cố gắng hết sức trước đã con à.
Nghe lời chúng tôi, con gái dần dần lấy lại được niềm tin vào hôn nhân, bắt đầu cố gắng liên lạc với con rể. Với sự cố gắng của con bé, con rể tôi cũng dần hiểu ra và thay đổi. Sau một thời gian, mối quan hệ giữa hai đứa nó dần được cải thiện. Dù cả hai vẫn còn những khuyết điểm, thói quen riêng và thi thoảng vẫn nảy sinh mâu thuẫn nhưng chúng nó đã học được cách bao dung và thấu hiểu lẫn nhau.
Chúng nó hiểu được rằng hôn nhân không thể được duy trì chỉ bằng tình yêu. Hôn nhân không phải là chuyện của một người mà là trách nhiệm chung của hai người. Chỉ cần cả hai cùng chung tay, gắng sức đồng lòng thì hôn nhân mới hạnh phúc, bền chặt được.