Con tôi rất hiếu động, đi học thường xuyên đánh bạn, ở nhà lại đánh mẹ. Suốt 4 năm học mẫu giáo, ngày nào đi học con tôi cũng khóc đòi về. Những buổi đi học, tôi rất mệt mỏi vất vả để kéo con ra khỏi giường. Thế nhưng ngày con được nghỉ thì lúc nào cũng dậy từ 5h giờ sáng, nếu mẹ không chịu dậy thì con đập phá mọi thứ rồi giật tóc mẹ khiến tôi buồn ngủ rũ cũng phải mắt nhắm mắt mở ngồi chơi với con.
Tay chân con không bao giờ ngừng hoạt động, chỉ những lúc cho con ngồi xem tivi hay điện thoại thì tôi mới được nghỉ ngơi. Nhiều người cho rằng con tôi bị bệnh tăng động và khuyên đi khám. Nhưng tôi không nghĩ thế mà cho rằng tính cách con bướng bỉnh, muốn làm mọi việc theo ý của con và không muốn bị ai điều khiển nên mới thế.
Vì muốn được nghỉ ngơi nên tôi thường xuyên ném cho con cái điện thoại để bớt quậy phá. Không ngờ tôi đã khiến con nghiện điện thoại từ lúc nào không hay nữa.
Cứ đi học về là con lại ngồi ôm lấy điện thoại chơi hết trò này đến trò khác, không thiết đến ăn uống hay học bài trên lớp. Tôi khuyên bảo nhẹ nhàng hay dọa nạt thì con cũng không nghe. Nếu mẹ tịch thu điện thoại, con như là người điên, đập phá đồ đạc và đòi đánh mẹ, khi nào chịu giao điện thoại ra mới chịu dừng.
Nhiều người cho rằng con bị bệnh tăng động và khuyên đi khám, nhưng tôi nghĩ là do tính cách con bướng bỉnh thôi. (Ảnh minh họa)
Tuần vừa rồi mẹ chồng qua chơi cùng với đứa con của anh trai chồng. :
“Dạo này bé Tôm hư lắm mẹ ạ. Ai đến nhà phải cho bánh kẹo mới chịu chào. Học lớp 3 rồi mà vẫn còn bắt mẹ bón cơm. Nhiều lần con bực quá để con nhịn đói thì con cũng chẳng cần ăn uống gì cả. Bằng tuổi đó, bạn bè tự tắm rửa được rồi mà con vẫn phải dựa dẫm vào mẹ.
Cùng là con, thế mà đứa chị lại ngoan ngoãn, tự lập sớm và hiểu chuyện. Còn Tôm thì càng lớn càng lầm lỳ khó bảo, cứ thế này sợ bé sinh hư mất, con lo quá”.
Mẹ chồng thở dài nói:
“Ngày trước mẹ nuôi 5 đứa con, đứa nào cũng nghe lời và chăm chỉ làm việc, chỉ riêng bố của Tôm là bướng bỉnh, khó bảo và hung hăng hay gây gổ với bạn bè. Ngày bố Tôm học cấp 2, cứ vài tuần mẹ bị cô chủ nhiệm gọi lên trường 1 lần. Khi thì đánh bạn bè, lúc lại làm hỏng đồ đạc của lớp. Ngày đó, mẹ rơi không biết bao nhiêu nước mắt về đứa con bất trị này.
Nhìn cháu ngoan ngoãn chào hỏi, ăn uống từ tốn, gọn gàng mà tôi tấm tắc khen. (Ảnh minh họa)
Khi bố Tôm vào cấp 3, có 1 sự kiện làm con thay đổi tính cách làm mẹ rất bất ngờ. Lần đó, con đánh bạn phải nhập viện, nhà họ không chấp nhận bồi thường mà đòi kiện ra tòa cho đi trại giáo dưỡng. Nhưng mẹ đã dắt bố Tôm đến quỳ lạy van xin họ rút đơn. Họ không chịu khiến mẹ quỳ nhiều giờ liền trong phòng bệnh của cậu bạn học đó. Trước sức ép của mọi người xung quanh, cuối cùng gia đình nhà cậu bé đó mới chịu rút đơn không kiện bố Tôm nữa.
Trở về nhà, mẹ giận lắm, chỉ biết khóc mà không dám trách mắng bố Tôm. Sợ con không chịu nổi áp lực lại nghĩ quẩn nên mẹ chỉ vỗ về khuyên bảo con. Không ngờ từ đó bố Tôm chăm chỉ học hành, không đánh nhau với bạn và rất vâng lời mẹ.
Trong mấy anh em, bây giờ bố Tôm là người thành đạt nhất đấy. Qua cách giáo dục mấy đứa con, mẹ rút kinh nghiệm, đứa ngang ngược chưa chắc đã là hư hỏng mà bố mẹ chưa tìm được phương pháp giáo dục phù hợp. Có lẽ bé Tôm được thừa hưởng tính cách ngang bướng của cả bố và mẹ nên con mạnh mẽ hơn. Vì thế con phải vất vả rồi, con cứ vỗ về khen ngợi bé Tôm, lâu ngày con sẽ trở thành đứa trẻ tốt”.
Nghe mẹ chồng kể về quá khứ lẫy lừng của chồng 1 thời mà tôi thấy sợ. Con tôi còn ngang bướng hơn chồng ngày trước, tôi không biết có đủ năng lực để hướng dẫn con đi đúng đường không nữa?