Việc anh chị em giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cái gì cũng nên có giới hạn của nó.
Chị Hải Hà và anh Kim Minh đã kết hôn hơn 30 năm và có một cô con gái vẫn đang đi học. Bằng sự nỗ lực của hai vợ chồng, cuối cùng cả hai cũng mua được 2 căn hộ, một căn đứng tên con gái, căn còn lại gia đình đang ở.
Chị Hà là con cả trong gia đình, thường lén lút đưa tiền cho em trai. Anh Minh cho rằng việc này không có gì to tát, chị gái cho em chút tiền tiêu xài cũng chẳng sao, miễn là không ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình thì anh sẽ không can thiệp.
Nhưng mới đây, chị Hà đã bí mật chuyển toàn bộ 20.000 tệ (gần 70 triệu đồng) còn lại trong thẻ cho em trai. Đây là số tiền tiết kiệm còn lại duy nhất của gia đình. Số tiền này không chỉ dùng để trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình mà còn để đảm bảo việc học của con gái. Sau khi số tiền đó chuyển đi, cuộc sống của gia đình chị Hà chật vật vô cùng.
Anh Minh rất tức giận, bởi vợ giúp đỡ em trai một cách mù quáng, bất chấp cả sự sống của cả gia đình. Anh Minh cũng nói thẳng, nếu vợ còn tiếp tục trả nợ cho em trai thì anh sẽ ly hôn.
Anh Minh nói, nếu vợ tiếp tục cho em trai vay tiền thì anh sẽ ly hôn.
Chị Hà cho biết, em trai chị đã phải gánh rất nhiều khoản nợ từ công việc kinh doanh. Bây giờ ngày nào em cũng bị chủ nợ đòi, với tư cách là chị, chị Hà giúp đỡ em là chuyện bình thường. Hơn nữa, chị khẳng định em trai không bao giờ vay tiền trừ khi thật cần thiết.
Trước lời khẳng định của vợ, anh Minh càng tức tối, kể lại những chuyện đã xảy ra trước đây. Anh cho biết, trước vợ còn đứng ra thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng giúp em trai trả nợ. Khoản vay lên tới 300.000 tệ (hơn 1 tỷ đồng).
Điều này khiến anh Minh lo lắng rằng, nếu một ngày nào đó vợ chồng họ không có năng lực trả nợ, căn nhà đang ở sẽ bị lấy đi thì khi đó cả nhà sẽ phải ra đường ở. Mỗi khi nghĩ đến chuyện này, anh Minh lại không kìm được tức giận.
Tuy nhiên, chị Hà vẫn một mực khẳng định việc mình làm là hợp tình hợp lý. Tiền em trai chị sẽ trả lại, tại sao chồng lại nghiêm trọng hóa vấn đề lên như thế. Thậm chí còn trách chồng vô lý, không có tình người, nếu chồng muốn ly hôn thì hai người sẽ ly hôn.
Nhưng điều đáng nói là, chị Hà hết lần này đến lần khác giúp em trai trả nợ, nhưng chị không biết chính xác nguyên nhân em trai mắc nợ là gì. Đáng nói, sau khi cầm tiền, em trai chị Hà cũng chưa bao giờ nói trực tiếp với anh Kim một lời cũng như không đến gặp mặt anh.
Chị Hà mù quáng cho em trai vay tiền trả nợ mà không biết em trai nợ tiền vì cái gì.
Thực ra, em trai chị Hà nợ nần là do cờ bạc chứ không phải do làm ăn thua lỗ. Anh cũng nói rằng bây giờ anh đã từ bỏ cờ bạc, hứa sẽ kiếm tiền trả nợ cho chị gái. “Sở dĩ tôi nợ nhiều tiền cờ bạc như vậy là vì tôi ngu dốt và cảm thấy dù có chuyện gì xảy ra cũng có chị gái gánh cho hết rồi. Vì vậy mỗi khi mất tiền, tôi đều nhờ chị gái giúp đỡ”, em trai chị Hà nói.
Tuy nhiên, em trai chị Hà cho biết, anh không muốn chị gái và anh rể ly hôn, vì mình mà từ bỏ tình cảm vợ chồng hơn 30 năm, anh vẫn mong vợ chồng anh chị sẽ sống thật tốt.
Dẫu vậy, chị Hà vẫn không nhận ra được vấn đề của mình, vẫn luôn khẳng định bản thân không hề sai khi giúp em trả nợ. Mãi tới khi được bác sĩ tâm lý và phóng viên hòa giải, chị mới nhận ra sai lầm của mình, thay đổi thái độ và nhận lỗi với chồng.
Thấy vợ đã biết sai, anh minh không chấp nhận chuyện cũ nữa và đồng ý sẽ tiếp tục chung sống hòa thuận với vợ.
Về câu chuyện này, ban đầu khi nghe anh Minh đòi ly hôn với vợ chỉ vì vợ cho em vay 70 triệu trả nợ, hầu hết ai cũng cho rằng anh là một kẻ hẹp hòi, toan tính và ích kỷ. Tuy nhiên khi biết ngọn ngàng sự việc, hầu hết mọi người đều “quay xe” trách chị vợ vì sự mù quáng của chị.
Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau là điều bình thường, nhưng phải có giới hạn, không thể giúp đỡ mà không có giới hạn, bất chấp hoàn cảnh gia đình nhỏ của mình được. Điều này sẽ chỉ dẫn đến một kết cục tồi tệ mà thôi. Không chỉ khiến người anh chị em đó thêm ỷ lại vào bạn mà còn có thể khiến tình cảm vợ chồng bạn sứt mẻ, đẩy cuộc hôn nhân của bạn đến bên bờ vực thẳm.