Mẹ chồng gọi điện lên lớp tôi, chồng chạy lại giành máy nói một câu khiến bà im lặng hồi lâu

Bà không cho con dâu có cơ hội giải thích mà cứ “lên lớp” liên hồi, trách tôi thiếu trách nhiệm, không lo toan việc hương đăng nhà chồng. Vừa hay chồng tôi đi từ trên lầu xuống, nghe thấy mẹ to tiếng nói chuyện điện thoại với vợ, anh chạy lại giành luôn máy.

Họ nhà chồng tôi lớn, mỗi năm có cả chục đám giỗ. Trong khi đó, tính mẹ chồng tôi lại khá cổ hủ, bà luôn yêu cầu con dâu phải tự tay chuẩn bị hết cỗ bàn. Nhiều lúc bận công việc công ty, không đủ thời gian để lo liệu mọi thứ được chu toàn, tôi nói khéo với bà:

“Giờ các nhà có việc họ toàn đặt cỗ, vừa gọn lại ngon. Hơn nữa dạo này công việc của con cũng bận, con sợ không sắp xếp được thời gian, khi ấy ông bà, cô chú trong họ lại quở trách…”.

Nhưng vừa nghe con dâu nói, bà liền “chấn chỉnh” ngay:

“Sợ bị trách thì con liệu mà thu xếp công việc. Phụ nữ đã đi lấy chồng, làm dâu rồi thì phải để việc của nhà chồng lên trên hết. Con là dâu trưởng mà không lo được cỗ bàn ngày giỗ thì còn nói làm gì? Định để mẹ mất mặt với họ hàng à?”.

Tôi thực sự thấy áp lực vô cùng trước 2 từ “dâu trưởng”. Vì chức vị ấy mà gần chục năm làm dâu, tôi gần như không có thời gian để nghỉ ngơi, chẳng được sống cho chính mình. Cũng may chồng tôi là người hiểu chuyện, biết vợ vất vả nên thi thoảng nói chuyện, phân tích đỡ lời với bà nhưng dù anh có nói thế nào thì bà cũng không chịu nghe. Thậm chí nhiều khi bà còn trách ngược, mắng con trai bênh vợ khiến tôi ở giữa thêm khó xử.

Mẹ chồng gọi điện lên lớp tôi, chồng chạy lại giành máy nói một câu khiến bà im lặng hồi lâu - 1

Chồng đứng ra bênh tôi, nhiều khi mẹ còn trách ngược lại anh khiến tôi đứng giữa rất khó xử. (Ảnh minh họa)

Hôm đó là giỗ cụ nội chồng tôi. Trước đấy nửa tháng mẹ chồng đã gọi điện sang yêu cầu tôi chuẩn bị lên danh sách các món để làm chục mâm. Nhưng đúng tới buổi tối trước ngày giỗ, công ty tôi thông báo sáng hôm sau có cuộc họp quan trọng, tôi phải chuẩn bị tài liệu, không được phép vắng mặt.

Chẳng còn cách nào, tôi đành gọi điện nói với mẹ chồng sẽ nhờ 2 cô em chồng về sớm nấu nướng trước. Khi nào công ty họp xong, tôi sẽ về làm cùng mọi người. Hoặc không thì vợ chồng tôi đặt cỗ ngoài hàng, tới giờ thắp hương, họ sẽ mang tới nhưng bà một mực không đồng ý, ngược lại khó chịu ra lệnh cho con dâu:

“Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi. Con là dâu trưởng, phải liệu mà làm đúng trọng trách, vai trò của mình. Đừng có lấy công việc làm lý do để trốn tránh việc nhà chồng. Công việc con làm cả năm, cả đời nhưng giỗ cụ mỗi năm chỉ có 1 lần mà con không lo tròn được, còn ra thể thống gì. Người ngoài nhìn vào đánh giá ra sao?”.

Bà không cho con dâu có cơ hội giải thích mà cứ “lên lớp” liên hồi, trách tôi thiếu trách nhiệm, không lo toan việc hương đăng nhà chồng. Vừa hay chồng tôi đi từ trên lầu xuống, nghe thấy mẹ to tiếng nói chuyện điện thoại với vợ, anh chạy lại giành luôn máy bảo:

Mẹ chồng gọi điện lên lớp tôi, chồng chạy lại giành máy nói một câu khiến bà im lặng hồi lâu - 3

Trước đấy nửa tháng mẹ chồng đã gọi điện sang yêu cầu tôi chuẩn bị lên danh sách các món để làm chục mâm. (Ảnh minh họa)

“Thời đại nào rồi mà mẹ cứ câu nệ mấy chuyện cỗ bàn. Nếu có thời gian thì mình tự nấu, không có thì thuê người ta làm hoặc đặt luôn nhà hàng. Miễn mình có lòng thành là được. Vợ con còn có công việc của cô ấy, không thể suốt ngày lo thể hiện vai trò dâu trưởng với họ hàng.

Nếu mẹ thấy vợ con thiếu trách nhiệm, không lo được bổn phận làm dâu trưởng, con sẽ bảo vợ con trả chức dâu trưởng lại cho mẹ. Còn với con, cô ấy sống như thế là có đầu có cuối, trách nhiệm lắm rồi. Bởi ngoài làm dâu trưởng của mẹ, cô ấy còn nhiều trọng trách khác cần phải lo mẹ ạ.

Vậy nên nếu mẹ không đồng ý với phương án vợ con đưa ra thì ngày mai con nhờ mẹ lo liệu chuyện cỗ bàn giúp chúng con”.

Mẹ chồng tôi nghe con trai nói, bà im lặng một hồi lâu. Ban đầu tôi tưởng bà sẽ giận chúng tôi lắm nhưng không ngờ vài phút sau bà lại xuống giọng, nhẹ nhàng bảo:

“Thôi được rồi, thực ra mẹ cũng chỉ muốn đám giỗ của cụ được chu đáo, muốn con cháu về quay quần nấu nướng sẽ đầm ấm hơn. Nhưng các con đã nói bận thì đặt người ta làm cỗ cũng được. Nhớ dặn người ta mang cỗ tới đúng giờ thắp hương. Con nhắc vợ họp xong thì về ăn cơm, mọi người sẽ đợi”.

Vậy là ngày giỗ hôm ấy tôi được thảnh thơi tới công ty họp. Mừng nhất là sau chuyện hôm ấy, mẹ chồng tôi cũng vui vẻ không còn tạo áp lực 2 chữ “dâu trưởng” cho tôi nữa.

Chê thông gia nghèo, nhưng lúc đứng trước căn biệt thự 300m2 mẹ chồng ngơ ngác rồi thay đổi thái độ