Mới đầu khi đọc câu “nam vô tính như sắt, nữ vô tính như sai”, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc. Tại sao nam giới lại được liên kết với “sắt”, nữ giới lại được ví như “cây gai”, và chữ “vô tính” đề cập ở đây là gì. Thực ra, trong ngữ cảnh này, “tính” không chỉ giới tính mà là tính cách, cá tính, năng lực và phẩm chất của con người.
Ảnh minh họa
1. Ý nghĩa câu nói “nam vô tính như sắt”
Trong văn hóa xưa, người ta thường nói “sắt không bằng thép”. Thép được coi là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường, trong trong khi sắt lại bị xem là kém giá trị. Bởi theo thời gian, sắt rất dễ bị ăn mòn, gan gỉ.
Câu nói "hận sắt không thành thép" thể hiện sự thất vọng khi một người không có khả năng phát triển, không thể trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Vì vậy, “nam vô tính như sắt" có nghĩa nếu một người đàn ông thiếu cá tính, phẩm chất tệ và năng lực kém, thì sẽ trở nên “vô dụng” như sắt. Mặc dù câu nói này có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng những triết lý mà nó truyền tải vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội hiện đại.
Hiện nay, nhiều người đàn ông khi đối mặt với khó khăn trong sự nghiệp và cuộc sống thường dễ dàng gục ngã, thiếu đi sự kiên trì và quyết tâm. Họ thường than phiền về số phận không công bằng, nhưng lại không nỗ lực để thay đổi tình hình. Những người này, với tính cách lười biếng và thiếu phẩm chất tốt, khó có thể đạt được thành công, và cuối cùng chỉ trở thành những "mảnh sắt" vô dụng trong xã hội.
Xét trong bối cảnh gia đình, “đàn ông vô tính” có thể hiểu là người chồng hoặc người cha thiếu sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông đối với vợ con. Một người đàn ông "vô tính" cũng có thể là người không có chí tiến thủ, không có trách nhiệm với gia đình, phó mặc hết mọi việc cho vợ.
Vì vậy, nếu trong nhà có một người đàn ông “vô tính” sẽ không duy trì được sự gần gũi, tình cảm với vợ và con cái, mối quan hệ gia đình sẽ dần dần bị phá vỡ, thiếu sự ấm áp và yêu thương. Không những vậy, điều kiện kinh tế trong gia đình cũng có thể ngày càng tệ, gia đình thiếu thốn, khó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ảnh minh họa
2. Ý nghĩa câu nói “nữ vô tính như gai”
Từ "gai" ở đây không chỉ đơn thuần là một loại vải gai, mà còn ám chỉ đến một loại kẹo ngọt của người xưa. Thế hệ trẻ ngày nay có thể không biết đến loại kẹo này, nhưng khi ăn vào, nó rất ngọt, nhưng lại dính chặt vào răng và khó có thể gỡ bỏ.
Câu nói "nữ vô tính như gai" ám chỉ những người phụ nữ chỉ có vẻ đẹp bề ngoài mà không có nội lực, tài năng hay trí tuệ, chỉ biết ăn bám. Những người này sẽ trở thành gánh nặng cho người khác theo thời gian, khó có được hôn nhân viên mãn.
Bởi lẽ, vẻ ngoài là thứ mà xã hội thường đánh giá và chú ý, nhưng nó chỉ là yếu tố bề nổi, dễ thay đổi theo thời gian. Một người phụ nữ dù đẹp đẽ, xinh xắn đến đâu cũng không thể tạo ra một gia đình hạnh phúc nếu thiếu đi tài năng, trí tuệ và đức hạnh.
Ngược lại, những người phụ nữ có đức hạnh, trí tuệ sẽ biết cách giải quyết xung đột trong gia đình một cách nhẹ nhàng. Không những vậy, họ cũng có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong những tình huống khó khăn, từ đó có thể giúp gia đình vượt qua thử thách và duy trì hòa khí trong nhà.
Mỗi cá nhân, dù là nam hay nữ, đều cần phát triển cá tính riêng của mình, không nên chỉ chạy theo số đông.
Đối với đàn ông, dù thời thế có thay đổi thế nào cũng phải có hoài bão và tinh thần trách nhiệm. Trong xã hội hiện đại cạnh tranh khốc liệt, đàn ông cần không ngừng hoàn thiện bản thân và nỗ lực hết mình để nhận ra giá trị của cuộc sống. Đồng thời, người đàn ông cũng cần gánh vác những trách nhiệm xứng đáng của mình trong gia đình và trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình, để bản thân không bị hao mòn như “sắt”.
Trong khi đó, phụ nữ không chỉ nên chú trọng vào vẻ đẹp bề ngoài mà còn cần có đức hạnh và chiều sâu. Phụ nữ nên trau dồi cá tính độc lập và ý chí mạnh mẽ, không nên dựa dẫm vào chồng. Nhưng bên cạnh theo đuổi thành công trong sự nghiệp, phụ nữ cũng cần chú ý đến sự hòa thuận và hạnh phúc trong gia đình, đừng giống như kẹo mè, khiến người khác cảm thấy khó chịu khi ăn.
Chỉ khi hiểu được điều này, con người mới có cuộc sống hạnh phúc, hôn nhân viên mãn.