Ngày con gái xuất viện, tôi mua cho chàng rể 1 đĩa chân gà rồi lặng lẽ dắt con cháu về ngoại

Nghe các con tranh giành quyền được nuôi bố mà tôi khóc nhưng không phải là những giọt nước mắt hạnh phúc mà là sự tủi hổ ấm ức.

Lúc vợ mất, tôi mới 65 tuổi và muốn đi bước nữa để có người bầu bạn chăm sóc cuối đời. Nhưng những người phụ nữ tôi muốn lấy họ đều đòi kết hôn và phải được chia đất nếu chẳng may tôi khuất trước. Bởi không ai muốn phụng dưỡng 1 ông già không công như tôi.

Tôi hứa sẽ cho người phụ nữ nào chịu cưới suất đất của tôi nhưng 3 đứa con không đồng ý, bởi các con không muốn mất 1 tấc đất nào hết. Con nào cũng hứa sẽ nuôi dưỡng tôi tốt, không cần người ngoài chăm sóc bố.

Thế nhưng khi tôi 75 tuổi, sức khỏe yếu, đi lại khó khăn vì chân yếu mắt mờ. Chợ xa nhà, mỗi lần muốn ăn món gì là phải nhờ người hàng xóm mua giúp. Để có 1 bữa ăn, tôi cũng phải mò mẫm cả tiếng đồng hồ.

Mấy người hàng xóm thương tình nên thỉnh thoảng qua làm giúp tôi việc nhà và cơm nước. Thỉnh thoảng các con tôi về thăm bố, hàng xóm qua kể về tình trạng sức khỏe của tôi. Thế nhưng chẳng con nào quan tâm, các con chỉ vâng dạ và không có ý định đưa bố đi phụng dưỡng.

Đứa nào cũng nói ở thành phố nhà cửa nhỏ, chật hẹp, con cháu đi làm cả ngày, tôi sống trong 4 bức tường sẽ chán và sớm đòi về quê. Tốt nhất tôi cứ sống ở quê, có khó khăn gì nhờ hàng xóm giúp đỡ.

Nhưng những người phụ nữ tôi muốn lấy họ đều đòi kết hôn và phải được chia đất nếu chẳng may tôi khuất trước. (Ảnh minh họa)

Nhưng những người phụ nữ tôi muốn lấy họ đều đòi kết hôn và phải được chia đất nếu chẳng may tôi khuất trước. (Ảnh minh họa)

Nghe lời các con nói mà tôi thấy tủi thân vô cùng. Vất vả nuôi con khôn lớn, thế mà lại nhận được những lời lạnh lùng đến đáng sợ. Có lẽ hàng xóm đối xử với tôi còn tốt hơn các con.

Tôi không thể lợi dụng lòng tốt của hàng xóm mãi thế này. Vợ chồng tôi đã quá tự lập, không đòi hỏi gì nên các con trở thành những đứa bất hiếu. Sau nhiều đêm vắt óc suy nghĩ, cuối cùng tôi cũng tìm được 1 đáp án hợp lý nhất. Đó là chia đất làm 4 phần bằng nhau, nếu đứa nào nuôi bố sẽ được hưởng thêm 1 suất đất.

Ngày thường, tôi gọi các con về thì chẳng đứa nào chịu về, khi tôi nhắc đến chuyện lập di chúc ngay hôm sau con cháu có mặt đông đủ ở nhà.

Tôi đưa cho các con tờ di chúc và xem ai phản đối không? Khi biết nuôi bố sẽ được hưởng 1 suất đất nữa thì các con tranh nhau nuôi tôi. Con cả quyết liệt nhất:

“Anh là trưởng sẽ có trách nhiệm nuôi bố và thờ cúng tổ tiên, thế nên lần này về quê anh sẽ đón bố đi sống cùng. Các em không có ý kiến gì chứ?”.

Khi biết nuôi bố sẽ được hưởng 1 suất đất nữa thì các con tranh nhau nuôi tôi. (Ảnh minh họa)

Khi biết nuôi bố sẽ được hưởng 1 suất đất nữa thì các con tranh nhau nuôi tôi. (Ảnh minh họa)

Đứa con thứ 2 nói:

“Nhà của em rộng rãi đầy đủ tiện nghi, có 1 phòng riêng dành cho bố, vợ em dạo này ở nhà không đi làm nữa sẽ có nhiều thời gian chăm sóc bố tốt hơn các anh chị. Để em nuôi bố cho”.

Đứa con rể duy nhất của tôi cũng đứng ra tranh giành nuôi bố vợ:

“Con gái bao giờ cũng chăm sóc bố tốt hơn con dâu. Vợ em nấu ăn rất ngon, bố mà ở nhà em chắc chắn sức khỏe sẽ nhanh phục hồi. Em quen nhiều bác sĩ mắt có tiếng, sẽ tìm cách chữa trị mắt cho bố sáng như thường”.

Không ngờ chỉ vì 1 suất đất mà các con trở giọng nhanh đến vậy. Giá như các con không ai chịu lấy đất bố cho thì tôi thấy bản thân được an ủi phần nào vì con tôi không tham của.

Bây giờ thì sự giả dối của các con dần bộc lộ ra hết, tôi buồn phiền vô cùng. Đến khi con nào cũng muốn nuôi bố để có 1 suất đất thì tôi thật sự bối rối, không biết đi theo con nào nữa? Bởi đến nhà con này sống thì mất lòng con kia. Nhà các con cách nhau cũng rất xa, không thể mỗi tháng tôi bắt ô tô đến nhà từng con sống được. Tôi phải làm sao đây?

Mong mọi người cho tôi lời khuyên?

Mong mọi người cho tôi lời khuyên?




Định gửi cho chị gái chồng 2 tỷ để mua vàng giúp nhưng tôi bối rối với cuộc gọi của anh rể