Vì muốn tôi có tương lai sáng sủa nên bố mẹ luôn động viên con gái học hành chăm chỉ, sống đạo đức, khoan dung độ lượng và chọn anh chàng có gia thế giàu có mà cưới.
Thế nhưng bạn trai tôi lại sinh ra trong một gia đình rất bình thường, thậm chí còn khó khăn hơn nhà tôi nữa. Ngày đến chơi nhà bạn trai, tôi thấy chạnh lòng khi xung quanh nhà nào cũng cao tầng và đẹp, chỉ có nhà người yêu tôi là cấp 4 lọt thỏm ở giữa.
Lúc đó tôi còn trách bạn trai đi làm lâu thế mà không dành dụm tiền xây cho bố mẹ ngôi nhà đẹp. Anh cười nói:
“Anh cũng từng ngỏ ý muốn đập bỏ nhà cũ, xây mới nhưng ông bà nói ngôi nhà giữ nhiều kỷ niệm đẹp và không muốn mất đi. Anh tôn trọng mong muốn của các cụ nên không dám phá”.
Ngoài mặt tôi cười đồng ý nhưng trong bụng cho rằng bạn trai tôi mắc bệnh sĩ, có lẽ làm được đồng nào xài hết đồng ấy, không có tiền giúp đỡ bố mẹ nên mới nói thế.
Tôi luôn nghĩ bố mẹ giàu nghèo không quan trọng, vì sau này tôi có sống với họ đâu, tự lực cánh sinh vẫn tốt hơn. Biết nhà bạn trai nghèo nhưng tôi vẫn quyết định lấy anh ấy.
Vì muốn tôi có tương lai sáng sủa nên bố mẹ luôn động viên con gái học hành chăm chỉ, sống đạo đức, khoan dung độ lượng. (Ảnh minh họa)
Ngày bố mẹ tôi lên nhà trai chơi, thấy ngôi nhà cám cảnh quá, bố tôi không vui lắm và thở dài:
“Bố không ưng nhà bạn trai con chút nào nhưng ông bà thông gia nhiệt tình hiếu khách, con rể tương lai cũng biết ăn nói nên mới đồng ý cho con cưới. Nhà chồng nghèo thế, sau này các con khổ đấy. Thôi đã đâm lao phải theo lao, bố chỉ biết con cố gắng đối xử tốt với bố mẹ chồng. Nghèo không phải là cái tội nhưng con mà bất hiếu coi thường nhà chồng là có tội đấy”.
Ngày trước bố luôn nói tôi là người con gái tốt mọi mặt, làm dâu nhà ai họ cũng mát lòng mát dạ. Khó nhọc nuôi tôi khôn lớn nên bố muốn nhà trai phải đặt tiền thách cưới 100 triệu mới gả.
Vậy mà khi biết hoàn cảnh nhà bạn trai tôi nghèo khó thì bố quyết định không lấy tiền thách cưới nữa. Bố cho là để tổ chức đám cưới cho chúng tôi, ông bà thông gia sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ. Vì vậy không muốn tạo thêm gánh nặng cho nhà trai.
Phía nhà trai nói trong đó có 1 tỷ khiến nhà gái trầm trồ kinh ngạc lẫn bối rối, không biết phải xử lý thế nào với số tiền lớn đó.
Ngày trước bố luôn nói tôi là người con gái tốt mọi mặt, làm dâu nhà ai họ cũng mát lòng mát dạ. (Ảnh minh họa)
Cũng may bố tôi nhanh trí nói là số tiền đó xin nhận và sẽ cho vợ chồng tôi mua nhà.
Bố nói và làm thật, sau hôm cưới, bố đưa cho vợ chồng tôi toàn bộ số tiền đó. Nhưng chồng tôi nhất định không nhận mà nói:
“Cưới xong vài ngày, bố mẹ con cho ra ở riêng rồi, ngôi nhà đó ông bà mua từ lâu và để cho thuê. Bây giờ thuộc về bọn con, thế nên không cần mua nhà nữa. Bố mẹ cứ giữ lấy số tiền đó mà dưỡng già.
Để cưới được người vợ tốt thế này, con cảm ơn công lao của bố mẹ đã dạy dỗ. Đó là số tiền mà bố mẹ con cảm ơn bố mẹ đã cho người con dâu tốt. Vì thế 2 người không phải nghĩ ngợi gì hết”.
Thì ra bố mẹ chồng tôi không phải nghèo như bề ngoài mọi người vẫn nghĩ. Ông bà quen lối sống tiết kiệm, không thích phô trương sự giàu có của bản thân.
Nhận số tiền thách cưới khủng, bố mẹ tôi đau đầu không biết phải xử lý thế nào. Vợ chồng tôi cho rằng bố mẹ xứng đáng được nhận số tiền đó. Còn mẹ tôi bảo phải tìm cách trả lại nhà thông gia, nếu lấy thì lấy vài triệu là được, đó là mồ hôi nước mắt của người ta, không làm mà đòi hưởng thụ là không được.
Bố tôi cho là nhà thông gia có lòng tốt, không nhận họ lại buồn và bố muốn gửi ngân hàng khi nào vợ chồng tôi hay nhà thông gia cần thì sẽ lấy ra sử dụng. Nghe bố nói thế mẹ tôi cũng bớt nghĩ ngợi mà gật đầu đồng ý.