Đám cưới vốn là ngày vui trọng đại trong gia đình. Mời quan khách đến dự cũng là chuyện nên làm và với mục đích mang lại niềm vui, tiếng cười. Tất nhiên, quà mừng chỉ là chuyện nhỏ. Ai có nhiều đi nhiều, ai có ít đi ít, không ai ép buộc ai phải có tiền. Thậm chí không có quà thì đến đã là vui.
Nhưng nhiều gia đình lại mang chuyện cưới xin ra để kinh doanh. Vậy nên nhiều khi tính toán sai, cỗ thiếu, khiến khách đến rồi lại đi về.
Hoa yêu người đàn ông này đã 2 năm. Ai cũng nói hạnh tốt số. Cô tuy nhan sắc bình thường nhưng lại khéo miệng nên lấy được người đàn ông đẹp trai, có công việc tốt. Hoa cũng rất yêu thương người đàn ông này. Dù lúc nào bố mẹ cô cũng tìm hiểu xem nhà trai có giàu không nhưng Hoa đều gạt đi. Cô chỉ coi trọng tình cảm của mình.
Bản thân Hoa luôn mơ về một đám cưới rực rỡ, nhiều sắc hoa và lãng mạn. Có lúc cô còn nghĩ đến việc tổ chức ở ngoài trời. Ai trong đời chả mong ngày lấy chồng là ngày hạnh phúc và hoành tráng nhất. Thế nhưng, dù Hoa có đưa ra đề nghị thì bố mẹ cô cũng gạt phắt đi. Họ chẳng bao giờ để lọt ra một đồng nào nhất là ngày cưới của con gái. Đây có lẽ sẽ là dịp "bội thu".
Sau hôm đó, Hoa cảm thấy ái ngại với gia đình nhà trai. (Ảnh minh họa)
Thậm chí, bố mẹ Hoa còn coi chuyện đám cưới là chuyện làm ăn. Bố Hoa cũng gọi là có chút quan hệ nên càng mời nhiều quan khách hơn. Biết con gái lấy được chồng tốt, ông bà càng muốn được đẹp mặt và đã mời rất nhiều người. Ông tính toán mời cả thôn, mời cả những người bạn học thời xưa từ thuở cấp 2, cấp 3. Kể cả những người trước đây chưa từng mời ông, giờ ông cũng sẵn sàng mời.
Số mâm cỗ mà bố mẹ Hoa liệt kê phải lên tới gần 200 mâm. Con số thực sự khiến Hoa choáng váng. So ra, số tiền mừng cũng là một con số khủng nếu chỉ tính mức giá chung. Nhưng cỗ bàn thì bố mẹ Hoa lại tính rất chi li từ khoản tiền mừng. Hoa nghe chẳng thấy món nào sang, hầu hết là rau, canh, nộm.
Ngồi tính toán, bố mẹ khiến Hoa bực bội. Mẹ Hoa nói cứ làm cỗ ít thôi, ai đến ăn sau thì mình dồn cỗ thừa lại, không ai biết. Nhiều người ở xa đến chỉ mừng, không chắc đã ăn, làm nhiều lỗ vốn. Có người không thấy cỗ thì sẽ ra về, cũng không sao. Dù sao cũng chỉ cưới một lần trong đời, không có lần hai nên cũng không quá quan trọng.
Câu chuyện của bố mẹ Hoa nghe thật vô lý. Con cái cưới một lần trong đời mới phải làm lớn, làm cho ra trò. Ấy vậy mà ông bà lại có suy nghĩ khác. Hoa nghĩ bố mẹ chỉ nói vậy cho vui chứ sẽ không làm, ai ngờ.
Ngày nhà trai đến đón dâu, nhà gái bất ngờ vì họ báo cỗ rất đông. Tầm hơn chục mâm nhà trai đến khiến nhà gái hốt hoảng. Lúc này, mẹ Hoa mới vội điều động cỗ bàn ở khắp nơi, nấu vội nấu vàng được vài ba món mà không đủ. Nhà Hoa dồn cỗ thừa lại cho khách nhà trai ăn.
Hành động đó không qua mắt được một số người khiến nhà trai phật ý. Theo tính toán của bố mẹ Hoa, số cỗ cũng không đủ. Nhưng có vài người đến không có cỗ nên buộc phải bê mâm để phần nhà trai ra ăn. Vả lại, mẹ Hoa cũng không lường được nhà trai lại thay đổi quân số trong phút mốt. Nếu như bố mẹ Hoa không tính toán ly chi, làm dư ra vài mâm cỗ thì đã không dẫn đến tình trạng này.
Sau hôm đó, Hoa cảm thấy ái ngại với gia đình nhà trai. Thực sự không thể nào tin nổi cảnh nhà chồng ăn cỗ thừa dồn lại. Mâm thiếu món này mâm thiếu món nọ, nhìn mà xấu hổ.
Đám cưới của Hoa trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. Từ hôm đó, bố mẹ Hoa bị hàng xóm dị nghị về chuyện thiếu cỗ. Có cô con gái đi lấy chồng lại để khách ngồi “vêu” không có gì ăn. Có người chờ chán quá phải ra về.
Đối với cô lúc này chỉ có việc sống hết lòng, trọn nghĩa tình với chồng mà thôi. (Ảnh minh họa)
Hoa về làm dâu cũng không được ấn tượng tốt với gia đình chồng chỉ vì sự tính toán của bố mẹ. Chồng Hoa cũng vô cùng buồn vì cảm thấy nhà gái không coi trọng gia đình mình. Đã thế, trước đó bố mẹ Hoa còn ra giá với quà sính lễ của nhà trai. Việc này càng làm cho chàng rể có cái nhìn khác về bố mẹ vợ và đương nhiên, Hoa cũng bị nghĩ khác đi.
Hoa buồn nhưng không còn cách nào khác. Đối với cô lúc này chỉ có việc sống hết lòng, trọn nghĩa tình với chồng mà thôi.