Theo thông tin đăng tải, chú rể họ Nhâm ở Tiêu Sơn, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, cùng đoàn nhà trai vui vẻ đến nhà gái để rước dâu. Chẳng ngờ, vừa vào đến nhà gái, chưa kịp nói chuyện, họ nhà gái đã bất ngờ đòi hỏi vô lý.
Cụ thể, khi thấy nhà trai đến rước dâu, nhà gái họ Phương đã đột ngột đòi thêm 180.000 nhân dân tệ (khoảng 630.000 triệu đồng) tiền sính lễ, đồng thời cũng yêu cầu nhà trai mua bất động sản đứng tên cô dâu. Ngoài ra còn một yêu cầu rất vô duyên trong ngày cưới, đó là nếu chung sống không hòa hợp, phải ly hôn thì tài sản chia đều.
Nhà gái đòi thêm sính lễ vô lý khiến chú rể tức giận huỷ hôn. Ảnh minh họa.
Mặc dù trước đó hai nhà Nhâm, Phương đã bàn bạc và đi đến thống nhất, nhà trai ra tiền sính lễ 288.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng), nhà gái cho của hồi môn là một chiếc xe hơi. Xét về tổng tiền, hai bên cũng tương đương nhau, đạt được thống nhất trong vui vẻ.
Bởi vậy, chú rể và nhà trai vô cùng tức giận khi nhà gái chọn đúng ngày cưới, cố tình nhắm đúng vào thời điểm nhạy cảm, khó có thể từ chối để đòi hỏi thêm.
Chú rể uất ức hủy hôn vì cảm thấy mình bị lừa đảo, đứng giữa đám cưới nói thẳng: "Đám này, tôi quyết không cưới nữa!". Thấy thế, họ hàng nhà trai cũng trực tiếp ném hết tiền lì xì, sính lễ xuống đất.
Không chỉ thế, chú rể còn lớn tiếng đòi nhà gái trả lại 288.000 tiền sính lễ đã đưa nhưng không được nhà gái đáp ứng. Cuối cùng, hai bên quyết định đưa nhau ra tòa.
Nhiều người đã để lại bình luận sau khi vụ việc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông:
- "Nhà gái có vấn đề gì sao? Ngay trong đám cưới lại đòi hỏi vô lý như thế. Giờ thì hay rồi, người thì không gả đi được, tiền thì chưa chắc đã được cầm",
- "Đem chuyện hôn nhân ra mà ngã giá mua bán được, thực sự như một trò đùa!",
- "Nhà gái đem chuyện kết hôn cả đời của con gái ra để làm công cụ kiếm tiền, không hiểu họ nghĩ gì nữa"...
Đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới cưới được vợ?
Theo The Paper, thành phố Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên là một trong những địa phương có "giá cô dâu", mức sính lễ cưới hỏi, cao tại Trung Quốc.
Trên thực tế, đa số người dân ở Lương Sơn đều thấy phản cảm trước thực trạng giá lễ vật cao ngất ngưởng và các đám cưới được tổ chức với quy mô "khủng". Không ít gia đình bất lực khi không thể đủ kinh tế để cưới vợ cho con, khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn.
Các ý kiến của người dân đều cho rằng nên có một giới hạn nhất định về tiền sính lễ và "giá sính lễ rước dâu".
Ảnh minh họa
Trước đó, truyền thông Trung Quốc nhiều lần đưa tin về những câu chuyện nhức nhối liên quan đến khó khăn của nam giới khi lễ vật cưới quá cao.
Một đôi tình nhân ở Cam Túc đã phải chia tay sau nhiều năm hẹn hò vì giá quà cưới nhà gái đưa ra lên tới 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng), vượt quá khả năng kinh tế của chàng trai.
Năm 2017, cuộc tranh cãi về món quà đính hôn đã khiến một chú rể ở tỉnh Hà Nam tức giận, giết vợ ngay trong đêm tân hôn. Gia đình anh đã phải gánh khoản nợ gần 45.000 USD để lo số tiền thách cưới 16.300 USD và trang trải chi phí tiệc cưới.
Các địa phương đã đưa ra văn bản quy định giá cô dâu trong các cuộc hôn nhân ở nông thôn không được vượt quá 80.000 nhân dân tệ (288 triệu đồng), đối với công chức không vượt quá 60.000 tệ (216 triệu đồng).
Tuy nhiên, việc quản lý vấn nạn giá quà cưới quá cao là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia chung của toàn xã hội.