Nhắc tới chuyện đám cưới nhiều lần nhưng bạn trai lảng tránh, lén theo anh về nhà mà mắt tôi đỏ hoe

Làm nhà được vài năm thì bố tôi mất, tháng vừa rồi là đám tang của mẹ. Vậy là 2 người thân thiết nhất của tôi lần lượt ra đi, ngôi nhà trở nên trống vắng.

6 năm trước, kinh tế của vợ chồng anh cả tôi rất tốt, thu nhập của 2 người mỗi tháng gần 100 triệu. Anh tôi còn mua được vài suất đất để dành cho các con.

Cùng thời điểm đó, nhà hàng xóm của bố mẹ tôi xây nhà 3 tầng nên làm cho nhà của ông bà bị nứt nẻ nghiêm trọng, ngồi trong nhà nhìn được lên trời. Chỉ một cơn bão cũng có thể khiến nhà đổ và tính mạng của ông bà nguy hiểm.

Bố mẹ tôi cả đời làm ruộng, khó khăn lắm mới nuôi được chúng tôi ăn học, thế nên về già ông bà chẳng có khoản tiền tiết kiệm nào. Tôi bàn với anh trai:

“Mỗi lần về quê nhìn thấy ngôi nhà của ông bà lụp xụp, xấu nhất làng, em luôn cảm thấy áy náy. Bố mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn thành đạt mà chưa báo đáp được gì. Bây giờ ngôi nhà của ông bà nứt nẻ, hàng xóm qua chơi đều nhắc nhở anh em mình nên xây lại nhà kẻo gây án mạng.

Em mới mua nhà nên không còn tiền nhưng nếu anh bỏ ra 500 triệu thì em cũng sẽ đi vay bằng ấy để góp với anh xây nhà cho bố mẹ”.

Tôi nói rất tử tế đàng hoàng, vậy mà anh gắt lên nói:

“Chú có tiền thì đi mà xây, còn tôi đây không có đồng nào”.

Anh cả bức xúc khi tôi bàn chuyện góp tiền xây nhà cho bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Anh cả bức xúc khi tôi bàn chuyện góp tiền xây nhà cho bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Không ngờ người anh trai hào phóng và luôn miệng nói sẽ báo hiếu bố mẹ ngày nào, giờ có gia đình rồi, anh thay đổi, không còn nhớ lời hứa hẹn khi xưa nữa.

Anh không chịu góp tiền xây nhà cho bố mẹ, tôi không đành lòng nhìn ông bà cuối đời phải sống trong ngôi nhà rách rưới đó được. Tôi bàn với bố mẹ sẽ cầm cố nhà của vợ chồng tôi để có tiền xây nhà.

Nhưng bố phản đối:

“Con mà cầm cố nhà để có tiền xây nhà cho bố mẹ, con dâu biết được nó sẽ coi thường ông bà này, rồi bên thông gia họ sẽ nghĩ gì? Bố tính thế này, con xem được không nha?

Bố mẹ sẽ sang tên đất cho con đứng, sau đó con dùng sổ đỏ vay tiền và xây nhà. Tiền lãi và gốc con tự trả, sau khi bố mẹ mất, ngôi nhà này sẽ thuộc về con. Anh cả của con giàu có là vậy mà bạc bẽo quá nên bố rất hận không muốn để lại tấc đất nào cho người con đó”.

Ý tưởng bố đưa ra hợp lý nên tôi quyết định nghe theo và không bàn với anh trai về vấn đề đất đai hay xây nhà.

Đến ngày ăn mừng nhà mới thì anh cả mới về và bỏ ra vài triệu mời cả họ làm bữa liên hoan.

Ý tưởng bố đưa ra hợp lý nên tôi quyết định nghe theo và không bàn với anh trai về vấn đề đất đai hay xây nhà. (Ảnh minh họa)

Ý tưởng bố đưa ra hợp lý nên tôi quyết định nghe theo và không bàn với anh trai về vấn đề đất đai hay xây nhà. (Ảnh minh họa)

Ngày hôm kia, anh cả đến nhà tôi và bàn về chuyện bán đất của bố mẹ. Anh bảo:

“Hiện tại anh chị làm ăn bị thua lỗ, mấy mảnh đất đã bán hết, ngôi nhà đang cầm cố ngân hàng để vay tiền. Anh định ra Tết này sẽ bán mảnh đất của bố mẹ ở quê để trả hết nợ để yên tâm làm ăn. Nợ nần nhiều mệt mỏi, không còn tâm trí làm việc em ạ”.

Tôi đã nghe thấy chuyện anh trai đang vay nợ nhiều người, đây là lần đầu tiên anh ngồi thổ lộ thật với em trai. Tôi cũng không muốn nói dối anh nữa nên vào trong nhà lấy ra một hợp đồng nợ tiền ngân hàng cho anh xem.

Để có tiền xây nhà cho bố mẹ, tôi đã vay ngân hàng 700 triệu và bây giờ nợ gốc còn khoảng 300 triệu nữa. Sau khi số tiền này trả hết, ngôi nhà sẽ thuộc về tôi, dù có chết đói tôi cũng không bao giờ bán đất của tổ tiên.

Lời tôi nói làm anh trai xám mặt lại và tức giận trách tôi và bố mẹ quá đáng, cùng là con mà đối xử thiên vị, cho đất con út mà không cho con trưởng. Tôi hỏi anh ngược lại:

“Cùng là con nhưng anh đã báo hiếu bố mẹ được những gì hay lúc nào cũng chỉ biết nghĩ cho vợ con?”.

Bây giờ anh tôi mới hối hận thật sự nhưng đã quá muộn.

Tiễn bố chồng về quê, khi dọn phòng phát hiện thứ đặt ở đầu giường ngủ, mặt tôi tối sầm lại