Sau khi mang thai, vì con cái và gia đình tôi đã từ bỏ công việc và trở thành một người vợ toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình. Tôi chưa bao giờ phàn nàn, kêu ca lấy nửa lời vì tin rằng người phụ nữ nào cũng như vậy.
Rồi chẳng bao lâu sau, đứa con thứ 2 chào đời, bố mẹ chồng chuyển đến ở cùng với lý do giúp tôi chăm sóc bọn trẻ. Nhưng thực ra, họ đang giám sát tôi thì có. Tôi ngày càng mệt mỏi trước sự soi mói của mẹ chồng, bởi bà luôn cảm thấy tôi chưa đủ tốt, chưa đủ chăm chỉ. Bà luôn dạy tôi làm vợ phải thế này, làm dâu phải thế kia.
Một lần, chồng trở về trong tình trạng say xỉn. Tôi thay đồ, lau người cho anh như thường lệ, nhưng khi đang định nghỉ ngơi thì mẹ chồng lại ngăn lại:
- Con phải thức trông nó, nhỡ nửa đêm nó nôn mửa hay khát nước thì sao?
Cảm thấy mẹ chồng quá đáng, chỉ biết nghĩ cho con trai mà không nghĩ cho con dâu, tôi tức tối cứ thế đi ngủ. Mẹ chồng không vui, mắng tôi té tát, bảo tôi không biết cách làm vợ.
Lúc này, người chồng nửa say nửa tỉnh, nghe thấy vợ và mẹ cãi nhau, bực bội nói: “Anh lấy em về, em phải hầu trà rót nước cho chồng, cho nhà chồng. Mẹ anh nói chẳng có gì sai cả. Em không làm ra tiền thì phải chấp nhận điều đó”.
Nghe chồng nói mà lòng tôi đau quặn. Vì hai đứa con mà tôi không đi làm, không được làm điều mình yêu thích suốt 8 năm, tôi dành toàn bộ thời gian và sức lực ở nhà, kết quả là vợ chồng mâu thuẫn tình cảm, mối quan hệ mẹ chồng con dâu căng thẳng, bà cảm thấy tôi không xứng đáng với chồng.
(Ảnh minh họa)
Sau đêm đó, tôi chợt tỉnh ngộ. Phụ nữ càng giỏi, có khả năng kiếm tiền, vợ chồng càng hiểu nhau thì càng dễ chiếm được sự tôn trọng và chân thành của chồng cũng như nhà chồng. Và sau một hồi suy nghĩ, tôi đã tìm ra giải pháp để lấy lại vị thế của mình trong mắt chồng, trong gia đình chồng.
1. Đầu tiên, hãy tìm một công việc và gắn bó với công việc của bạn
Vì không muốn cảm thấy mình đang dựa dẫm vào người khác nên tôi đã bàn với chồng rằng tôi sẽ ra ngoài làm việc và nhờ mẹ chồng đón cháu sau khi tan học. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế cho hai vợ chồng nên chồng tôi đồng ý. Chẳng bao lâu sau, tôi đã tìm được một công việc tốt. Sau khi đi làm, cô chăm chỉ học tập và làm việc.
Mặc dù mẹ chồng liên tục phàn nàn và thúc giục con dâu nghỉ việc về nhà chăm sóc con cái và gia đình, nhưng tôi nhất quyết không bỏ việc lần nữa. Bởi, chỉ khi làm ra tiền, vị thế của tôi trong nhà mới được đảm bảo, tiếng nói của tôi mới có trọng lượng hơn.
(Ảnh minh họa)
Thứ hai, học cách thể hiện sự yếu đuối và để đàn ông từ từ đảm nhận việc nhà
Vì nhu cầu công việc và để giảm bớt mâu thuẫn trong gia đình, tôi vân cố gắng chăm sóc con cái và làm việc nhà. Nhưng đôi khi, vì công việc quá bận bịu nên tôi khó lòng chu toàn mọi việc nhà như trước đây được. Vì vậy, tôi đã nhờ chồng làm việc nhà giúp mình.
Anh ban đầu không muốn làm và rất thiếu kiên nhẫn, nhưng tôi vẫn cô gắng. Cũng vì tôi trước đây cân hết việc nhà, nuông chiều chồng quá nên giờ bảo chồng phải làm, đột ngột bắt anh thay đổi chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Tôi nhờ anh từ những việc nhỏ nhất, khi thì tỏ ra yếu đuối một chút để nhờ vả chồng. Khi chồng làm sai hay chưa đúng ý mình, tôi nhẹ nhàng chỉ dạy anh. Thời gian trôi qua, chồng không còn chán ghét việc nhà nữa, thậm chí còn thương vợ hơn vì thấu hiểu được nỗi vất vả của vợ trong những năm qua.
Thực ra, việc nhà không phải của riêng chị em phụ nữ. Vì vậy, đừng ôm hết vào người chị em nhé. Hãy buông tay ra, học cách “lười” một chút, bạn sẽ thấy dễ thở hơn, hôn nhân tốt đẹp hơn đấy.
(Ảnh minh họa)
Thứ ba, học cách nói ngọt ngào và khen ngợi
Chỉ cần chồng làm việc nhà, tôi sẽ dành cho anh những lời khen có cánh đại khái như: “Chồng ơi, anh thật giỏi”, “anh làm việc này nhanh quá, giỏi quá”, “cũng may có anh, nếu không thì không biết đến bao lâu em mới giải quyết xong nữa”,… Chồng vui và hãnh diện khi được khen ngợi, tự nhiên càng ngày càng làm nhiều.
Còn mẹ chồng, bà đón đưa con tôi rất đúng giờ, cũng chăm sóc các cháu chu đáo. Do đó, tôi cũng thường xuyên khen mẹ chồng, bảo hai cháu ngày càng quấn bà.
Khi mẹ chồng làm việc nhà và nấu ăn, tôi cũng sẽ khen mẹ chồng nấu ăn ngon, đồng thời cũng bỏ ra một ít tiền để mua cái này cái kia cho mẹ chồng, hoặc tặng tiền cho bà thích mua gì thì mua. “Mẹ ơi, mẹ đã vất vả rồi. Đây là số tiền con kiếm được. Mẹ có thể mua một ít quần áo và hay cái gì ngon ngon, tẩm bổ sức khỏe”. Chỉ vài câu nói thôi là mẹ chồng đã rất vui vẻ rồi, từ đó cũng ít khi soi mói tôi hơn.
Sau một số điều chỉnh, tôi đã nhận được sự tôn trọng của gia đình chồng và tình yêu của chồng. Cuối cùng tôi cũng hiểu rằng, dù có hi sinh bao nhiêu cho gia đình này, tôi cũng không thể có được sự tôn trọng và yêu thương nếu không có tự làm ra đồng tiền. Nếu một người phụ nữ không có công ăn việc làm, không có thu nhập thì ngay cả chồng và nhà chồng cũng sẽ coi thường bạn.
Tiền bạc là một phần, tình cảm và lời nói cũng rất quan trọng trong hôn nhân. Có câu “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Giữa các thành viên trong nhà, đừng có tiết kiệm lời khen ngợi, động viên, nếu có muốn tiết kiệm thì nên bớt lời chê trách, phàn nàn lại. Có như vậy tình cảm giữa người với người mới tăng lên, khoảng cách được rút ngắn lại, gia đình hòa hợp hơn.