Sex không "lên đỉnh" có ảnh hưởng đến hạnh phúc?

Sex không “lên đỉnh” có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc lứa đôi? “Đỉnh” của sex là tác nhân duy nhất của sự bền vững hay là nguyên nhân phá hoại hạnh phúc gia đình?

Sex không "lên đỉnh" có ảnh hưởng đến hạnh phúc? - 1

“Đỉnh” của sex chỉ là một tiêu chí trong đời sống tình dục vợ chồng (Ảnh minh họa)

Các nhà chuyên môn cho rằng, đời sống tình dục gồm 3 yếu tố: Khát khao, thực hiện, và “lên đỉnh”. Thiếu một trong 3 yếu tố này xem như đời sống tình dục có vấn đề, chưa hoàn chỉnh.

Sex không “lên đỉnh” có làm tan vỡ hạnh phúc?

Chị vợ cỡ ngoài 40 tuổi đệ đơn ra tòa án xin ly hôn. Hai vợ chồng công việc ổn định, kinh tế khá giả, hai con trai đang du học nước ngoài. Chị thẩm phán hỏi: “Nguyên nhân nào chị quyết định bỏ chồng?”. Chị vợ nêu nguyên nhân (kiểu nguyên nhân muôn thuở): “Không hợp nhau!”. Thẩm phán thăm dò: “Không hợp nhau sao anh chị sinh hai con?”. Chị vợ mắt buồn vời vợi, lảng nhìn về xa xăm.

Mấy lần sau, thẩm phán gặp gỡ hòa giải, gặng hỏi nguyên nhân đích thực của việc li dị, chị vợ nhất quyết không nói, vẫn chỉ là “không hợp nhau”. Rồi một ngày đẹp trời, tại quán cà phê, chị vợ bỗng “bật mí” với thẩm phán: “Hai mươi mấy năm ở với nhau, nhưng tôi chưa bao giờ được 'lên đỉnh' theo đúng nghĩa. Anh ấy thường đi làm về muộn, lắm hôm say khướt. Mà không say anh ấy cũng không thể đưa tôi lên đỉnh được…”

Không ít người thường biện bạch rằng, trong cuộc sống, khi kinh tế đã tạm ổn, con người ta thường đi tìm những nhu cầu cao hơn để thỏa mãn cảm xúc cá nhân có tính chất bản năng (kiểu như người trên ngọn cây thì có nhu cầu khác hẳn với người dưới gốc cây).

Lại có trường hợp khác khi một chị vợ nằng nặc li hôn chồng để chung sống cùng “phi công trẻ”. Chị này cũng hé với bạn bè rằng: Chỉ có anh bạn trẻ này mới cho chị biết thế nào là “lên đỉnh”. Vậy, phải chăng sex không “lên đỉnh” là nguyên nhân phá hoại hạnh phúc gia đình?

Thực ra, hạnh phúc gia đình, hôn nhân bền vững phụ thuộc nhiều yếu tố. Hai người lấy nhau đâu phải chỉ có câu chuyện “lên đỉnh”, mà còn phải có nghĩa vụ với việc xây dựng, củng cố mái ấm gia đình, nuôi dạy con cái, khó khăn cùng nhau vượt qua. “Đỉnh” của sex chỉ là một tiêu chí trong đời sống tình dục vợ chồng, nếu nại ra lý do không “lên đỉnh” để ly dị xem ra quá coi trọng bản năng cá nhân, có tính ngụy biện cho ý đồ của riêng mình.

Ở hai trường hợp trên, nếu cả hai chị vợ không quan hệ với người đàn ông khác, thì lấy đâu ra để so sánh “lên đỉnh” hay “không lên đỉnh” để rồi đâm đơn ly hôn chồng?! Đã quan hệ “ngoài luồng”, rồi lại phá bỏ hạnh phúc gia đình nhiều năm chung tay xây dựng thì quả thật là sai lầm này dẫn đến sai lầm khác trầm trọng hơn.

“Đỉnh” của sex có củng cố hạnh phúc gia đình?

Dĩ nhiên là sex “lên đỉnh” có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của cả vợ lẫn chồng, làm cho không khí gia đình thêm vui vẻ, tươi trẻ và hạnh phúc. Y học đã chỉ ra rằng thỏa mãn tình dục giúp cho con người sống khỏe, sống thọ hơn (có lợi cho tuần hoàn, não bộ, tiêu hóa, giảm stress, giảm đau và giấc ngủ ngon hơn). Tuy nhiên, sex nói chung và sex “lên đỉnh” chỉ có lợi ích khi được thực hiện điều độ, khoa học khi cả hai vợ chồng đều có kiến thức về tình dục.

Để có “đỉnh” của sex, vợ chồng ngoài kiến thức chung về tình dục, cần có chế độ ăn uống, rèn luyện, sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Cơ chế “sáng bảy chiều ba, vào ra chưa kể” giờ đã trở nên quá lạc hậu, nếu không muốn nói là mông muội. Mặt khác, việc thành thật chia sẻ với nhau những cảm xúc, những mong muốn tế nhị khi quan hệ cũng rất quan trọng, giúp cho cả hai điều chỉnh để cuộc yêu có chất lượng và “lên đỉnh” dễ dàng.

Khi một trong hai người có vấn đề về khả năng “chiến đấu”, tuyệt đối không được mặc cảm, giấu giếm, mà cần đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp thích hợp. Qua khảo sát thực tế cuộc sống, cho thấy các đôi vợ chồng thường xuyên “lên đỉnh” đều có đời sống tinh thần vui vẻ, phấn khởi, tăng khả năng làm việc, sáng tạo; dáng vẻ bên ngoài đều long lanh, nhanh nhẹn và ít mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.