Ngày tôi sinh con đầu lòng, bà ngoại ra chăm sóc suốt 2 năm ròng rã mà chúng tôi không biếu bà được gì. Không phải vợ chồng tôi keo kiệt bủn xỉn mà hoàn cảnh khi đó quá khó khăn, không có tiền biếu bà. Ngược lại những ngày cuối tháng, tôi không còn tiền, mẹ phải bỏ tiền túi ra mua đồ ăn cho cả gia đình tôi.
Khi đó, thu nhập của vợ chồng tôi thấp, con ốm đau liên miên, tháng nào cũng nhập viện. Tiền lương của 1 người đủ để chi thuốc thang viện phí cho con. Ngày ấy, tôi luôn tự hứa với lòng là sau này giàu có sẽ biếu ông bà ngoại 1 khoản tiền dưỡng già.
Ước muốn của tôi chưa thực hiện được thì mẹ tôi đã qua đời do bị tai biến mạch máu não. Tôi rất đau đớn chưa báo được công ơn trời biển của mẹ, thế mà bà đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi ân hận mà tôi vẫn chưa thể thực hiện được.
Chúng tôi định sinh 1 con để nuôi dạy cho tốt nhưng lần nào chị gái đến chơi cũng khuyên bảo đủ lời. Chị nói:
“Ngày trước kinh tế gia đình khó khăn thế mà các em còn sinh con được. Bây giờ có của ăn của để phải sinh vài đứa con. Sinh 1 đứa ít quá, nói xui nhỡ con có mệnh hệ gì thì vợ chồng em có thể sống hạnh phúc bên nhau đến khi đầu bạc răng long không?”.
Chúng tôi định sinh 1 con để nuôi dạy cho tốt nhưng lần nào chị gái đến chơi cũng khuyên bảo đủ lời. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu tôi rất khó chịu với những lời chị gái nói nhưng lâu ngày ngấm dần vào suy nghĩ và thấy chị nói có lý. Cuối cùng tôi quyết định mang thai đứa thứ 2 khi ở tuổi 38 và đứa lớn đang học cấp 3.
Ngay khi tôi sinh con, mẹ chồng ở quê ra chăm sóc, nhờ đó mà tôi đỡ vất vả hơn và có thời gian nghỉ ngơi. Có lẽ mẹ chồng đi chăm nhiều cháu nên có kinh nghiệm. Tuy hơn 70 tuổi nhưng bà làm việc gì cũng nhanh và sạch sẽ gọn gàng. Mỗi khi giao việc vào tay bà, tôi rất yên tâm.
Nhờ mẹ chồng biết việc và chăm sóc cháu tốt nên mới có 4 tháng tôi đã quay trở lại công việc. Từ ngày tôi đi làm, về nhà không phải động tay vào việc gì, mỗi ăn rồi bế con, còn mẹ giành hết mọi việc để làm.
Có lần bà bảo:
“Ở quê còn làm nhiều việc vất vả nữa mẹ cũng chịu được, ra phố cả ngày có mỗi bế cháu và cơm nước đáng là gì. Các con cứ yên tâm mà kiếm tiền, ở nhà có mẹ lo chu toàn rồi”.
Mẹ tốt với con cháu thế, tôi cũng chẳng để bà chịu thiệt thòi. Tháng nào tôi cũng mua thuốc bổ biếu bà. Từ ngày bà ra phố chăm cháu nhìn béo trắng ra, ai đến chơi cũng khen bà trẻ khỏe hơn.
Từ ngày tôi đi làm, về nhà không phải động tay vào việc gì, mỗi ăn rồi bế con. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi quát mẹ:
“Tháng này mẹ xin tiền con 3 lần rồi đấy, mẹ chi tiêu gì mà lắm thế. Vợ mà biết con giấm giúi cho tiền mẹ thì cô ấy sẽ coi thường gia đình mình đấy”.
Mẹ chồng gạt nước mắt nói:
“Mẹ đâu có chi tiêu hoang phí, mấy năm nay sức khỏe bố con yếu, thường xuyên uống thuốc và đi viện, mỗi lần tháng cũng tốn vài triệu. Ngày còn ở nhà mẹ đi làm thuê nên tháng nào cũng có tiền và không phải nhờ vả các con. Bây giờ mẹ đi chăm cháu không làm ra tiền, bố con ở nhà hối tiền suốt ngày làm lòng mẹ rối như tơ vò”.
Mẹ vừa nói xong, tôi thấy chồng rút trong ví ra đưa cho bà 1 triệu. Nhìn số tiền mẹ cầm trên tay mà tôi thấy bản thân vô tâm với bố mẹ chồng quá. Khi tôi đẩy cửa vào, mẹ chồng vội giấu tiền vào túi áo, còn chồng liền nhét ví xuống dưới chăn, cả 2 đều lúng túng nhìn tôi.
Không muốn mọi người hiểu nhầm, tôi đề nghị với chồng sẽ trả lương cho mẹ mỗi tháng 7 triệu, tính từ lúc bà bắt đầu ra phố chăm sóc con cháu. Mẹ chồng rất mừng khi tôi đưa ra quyết định này. Chồng thì cảm ơn vì tôi đã đối xử tốt với mẹ anh ấy. Còn tôi thấy vui khi giúp được mẹ chồng chút tài chính.