Nhiều cặp vợ chồng hoặc những cặp đôi yêu nhau không thể đi đến cuối cùng chỉ vì 2 từ niềm tin.
Không có sự tin tưởng thì mối quan hệ giữa hai người không thể được duy trì.
Trong một mối quan hệ, niềm tin giống như chiếc cầu nối, kết nối tình cảm giữa hai người. Một khi đã mất đi niềm tin thì giữa hai người sẽ có khoảng cách.
Trên thực tế, niềm tin cần được duy trì cẩn thận. Niềm tin bao gồm hai yếu tố, sự giữ gìn và sự phán đoán.
Ảnh minh họa
1. Niềm tin cần được giữ gìn
Giữ gìn ở đây là gì? Là nuôi dưỡng tình cảm giữa hai người mỗi ngày, là mang lại cho nửa kia những gì họ muốn. Tuy nhiên, nhiều người không biết người kia muốn gì.
Trong quá trình hòa hợp giữa hai giới, có một lỗi nhiều người mắc phải, đó chính là thích áp đặt nhu cầu của mình lên đối phương, điều này sẽ khiến thứ mình cho đi có thể không phải là thứ đối phương mong muốn, dần dần làm bào mòn tình cảm của hai người. Một khi tình cảm bị bào mòn, niềm tin trao cho nhau cũng dần giảm xuống.
Ví dụ, bạn gái của bạn gần đây đi làm rất mệt, cô ấy phàn nàn với bạn, nhưng bạn lại có chút thiếu kiên nhẫn và nói: "Ai đi làm mà không mệt. Em hãy cố gắng làm tốt công việc của mình đi”.
Bạn gái của bạn chắc chắn sẽ không vui khi nghe lời này, thậm chí có thể cảm thấy bạn không quan tâm đến cô ấy. Những gì bạn nói là đúng, ai đi làm mà chẳng mệt, nhưng đây không phải là câu trả lời mà cô ấy mong muốn. Thứ mà cô ấy cần nhất khi đó là một lời quan tâm, an ủi từ bạn mà thôi.
Nhiều người không hiểu và cứ nói: “Anh làm tất cả vì em, sao em không hiểu anh”.
Thực tế, trong một mối quan hệ, việc cho đi một cách mù quáng mà không quan tâm đến suy nghĩ của đối phương là hành vi ngu ngốc nhất. Nó không chỉ cướp đi sự chọn lựa của người khác mà còn khiến bản thân mệt mỏi.
Vì vậy, khi bạn muốn đối xử tốt với ai đó, trước tiên hãy nghĩ xem liệu đó có phải là điều người kia mong muốn trong lòng hay không.
Ảnh minh họa
2. Niềm tin cần cơ chế phán đoán
Khi niềm tin dành cho nhau có vấn đề, chúng ta cần hàn gắn mối quan hệ giữa hai người và trong quá trình hàn gắn mối quan hệ, bạn có thể gặp phải vấn đề: đối phương không tin tưởng bạn.
Khi người khác không tin tưởng bạn thì dù bạn có nói gì, làm bao nhiêu cũng vô ích. Đôi khi, bạn đã làm rất nhiều điều cho đối phương, đó là điều người ấy mong muốn trong lòng. Nhưng anh ấy vẫn không tin bạn, đó là vì trong lòng anh ấy đã “dán nhãn” không tin tưởng bạn.
Trên thực tế, cơ chế phán đoán đã có vấn đề. Nếu muốn lấy lại lòng tin của đối phương, bạn phải học cách sửa chữa cơ chế phán đoán của mình bằng cách:
- Sự đồng cảm
Đồng cảm có nghĩa là bạn có thể hiểu được suy nghĩ trong lòng của nửa kia và tôn trọng cảm xúc của nửa kia. Cụ thể, nếu đối phương không trả lời bạn, bạn nên hiểu và bày tỏ sự hối lỗi của mình thay vì gắt gỏng: “Tôi đã xin lỗi anh rồi, anh còn muốn gì ở tôi nữa?”
Điều này không những không khiến người kia tin tưởng bạn mà còn khiến anh ấy nghi ngờ bạn hơn.
Ảnh minh họa
- Khéo léo trong trò chuyện
Khi thiết lập lại niềm tin, trước tiên chúng ta phải duy trì môi trường giao tiếp tốt và cho nhau không gian thoải mái. Khi trò chuyện, bạn có thể chủ động nói chuyện với đối phương về một số chủ đề rất thoải mái, đồng thời chú ý đến giọng điệu và thái độ trong câu trả lời của mình.
Ví dụ, sau khi tan sở, bạn có thể chủ động hỏi đối phương: “Hôm nay công việc của em thế nào?”. Kiểu trò chuyện này chỉ thể hiện rằng bạn quan tâm đến đối phương và không động đến vấn đề của nhau. Cuộc trò chuyện giữa hai người sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Khi nửa kia đáp lại bạn, hãy cố gắng đáp lại từ tốn, điềm đạm. Nên sử dụng những cụm từ như “chúng ta…”, “Anh hiểu em…” và tránh sử dụng những câu có giọng điệu buộc tội như “Sao em…”, “Em không hiểu enh…”.
- Hiểu nhau
Khi nghe những nhận xét mà bạn không đồng tình hoặc không tán thành, đừng vội bình luận hay chỉ trích. Thay vào đó, trước tiên hãy học cách suy nghĩ vấn đề từ góc độ của nửa kia và hiểu được suy nghĩ trong lòng của người kia.
Khi bạn cố gắng hiểu vấn đề từ quan điểm của nửa kia, bạn sẽ thấy rằng có nhiều điều hợp tình hợp lý, có thể giải thích được.
Niềm tin giữa hai người giống như nền móng của một ngôi nhà, nếu nền móng không vững chắc thì ngôi nhà dù có đẹp đến mấy cũng sẽ sụp đổ. Vì vậy, trước khi làm bất cứ điều gì, hãy suy nghĩ xem liệu điều bạn làm có làm tổn hại đến niềm tin giữa bạn và liệu bạn có thực sự bảo vệ lợi ích của nửa kia hay không.
Nếu muốn mối quan hệ của mình ngày càng tốt đẹp hơn, bạn cần cho nhau nhiều thời gian hơn để hiểu nhau, trau dồi niềm tin. Khi niềm tin dần được thiết lập, mối quan hệ giữa hai bạn sẽ ngày càng trở nên gắn bó, khăng khít hơn.