“Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, nhưng anh/chị/em trong nhà giúp đỡ cùng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh và phải có mức độ, nếu không giúp sẽ thành hại. Mới đây, một cặp vợ chồng Trung Quốc đã cãi nhau vì chuyện em trai vợ sắp kết hôn.
Chẳng là anh chồng là một người đàn ông có sự nghiệp vững chắc, kiếm tiền giỏi. Bằng năng lực của mình, anh đã mua được 5 căn nhà trước khi lấy vợ nên tất cả đều đứng tên của anh.
Em trai vợ sắp kết hôn, muốn có một căn nhà để “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, vì không có đủ khả năng mua nên cậu em đành đến nhờ chị gái giúp đỡ.
Thiết nghĩ chồng có tới 5 căn nhà, cho em vợ một cái cũng chẳng sao nên người vợ đã bàn với chồng sang tên cho em trai mình một căn nhà. Những tưởng chồng sẽ đồng ý ngay, nào ngờ chị lại bị chồng thẳng thừng từ chối và chỉ trích nặng nề.
Vợ chồng cãi nhau vì chuyện tặng nhà cho em trai vợ.
Tức tối, người vợ nói: “Em chỉ có một đứa em trai. Nó sắp kết hôn rồi mà chưa mua được nhà cưới. Anh đứng tên 5 căn nhà, sao không chia cho em trai em một căn? Em trai em cũng là em trai của anh. Anh nên giúp đỡ nó. Hơn nữa, em cũng nên có một trong 5 ngôi nhà đó chứ”.
Nghe vợ nói, người chồng càng tức giận hơn và nói thẳng với vợ:
- Anh có thể cho em trai em 30.000 tệ (hơn 100 triệu đồng) và không bắt phải trả lại. Nhưng, chuyện nhà cửa thì không cần bàn bạc nữa. Anh nhất quyết không đồng ý. Anh đã phải làm việc chăm chỉ mới mua được nhà, giờ em lại đòi cho không người khác?
- Nhà của anh một nửa cũng là của em, tại sao anh không thể cho em trai em? Chúng ta là người một nhà, anh là anh rể, anh không giúp em trai em thì ai giúp?
Dù vợ nói gì đi chăng nữa thì người chồng nhất quyết không cho em trai vợ nhà.
- Anh không thể chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho em trai em. Đừng nghĩ đến chuyện này nữa. Hơn nữa, những ngôi nhà này là do anh một mình đứng tên. Chúng không đứng tên em. Chỉ có ngôi nhà chúng ta đang ở mới có một phần của em, còn 4 ngôi nhà khác thì không phải.
Thấy chồng cương quyết như vậy, người vợ tức giận đe dọa:
- Anh không cho em trai tôi nhà thì chúng ta ly hôn. Tôi hỏi lại anh lần nữa, anh có cho em trai tôi nhà không?
- Cô đã nói vậy thì tôi cũng không phản đối. Tôi thà ly hôn chứ không đưa nhà cho em trai cô. Tôi nói lại lần nữa, tôi có thể cho cậu tiền nhưng không thể tặng nhà. Cô nghĩ kỹ đi, nếu không cứ viết giấy đưa đây tôi ký.
Thấy chồng không chịu nhân nhượng, người vợ bắt đầu xuống nước năn nỉ chồng: “Vậy anh bán rẻ nhà hoặc cho em trai em trả góp cũng được. Anh nghĩ thế nào?”.
Dẫu vậy, người chồng vẫn không đồng ý. Anh cảm thấy một khi ngôi nhà đã được chuyển giao cho em vợ thì anh có thể không lấy lại được tiền, đến lúc đó lại mất hòa khí, thậm chí mất cả nhà lẫn vợ. Vì vậy, tốt hơn là không, để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Sự việc nhanh chóng lan rộng trên mạng xã hội, đa số đều chỉ trích người vợ chỉ biết nghĩ cho nhà ngoại mà không nghĩ cho chồng. Một người bình luận: “Tôi ủng hộ cách làm của anh chồng. Cô vợ cứ như kiểu nhà nhặt được ngoài đường ấy. Không bỏ tiền ra mua nhà, không biết kiếm tiền để mua được một căn nhà vất vả thế nào nên không biết quý trọng”.
Nói chung, tiền bạc và tài sản là vấn đề rất nhạy cảm, dễ làm rạn nứt tình cảm. Còn đã là vợ chồng thì nên tôn trọng nhau, dù sao cũng sống với nhau cả đời, nếu không dung hòa hoặc phớt lờ cảm xúc của nhau thì tình cảm dễ rạn nứt.
Nếu vợ chồng bất đồng quan điểm, tốt hơn hết nên bình tĩnh ngồi lại nói chuyện với nhau. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh này, “ly hôn” là 2 từ tối kỵ, đừng mang nó ra để uy hiếp, ép buộc nửa kia phải nhượng bộ mình nếu không giả sẽ thành thật, đến lúc đó bạn sẽ phải hối hận đấy.