Trong cuộc sống có vô vàn áp lực và vui chơi, giải trí là một trong những cách giúp con người giải tỏa áp lực. Tuy nhiên, mọi thứ đều cần có giới hạn, ngay cả việc vui chơi cũng vậy. Bởi nếu bạn cứ thả trôi bản thân, chỉ ham vui chơi thì không chỉ bạn mà ngay cả những người xung quanh bạn đều bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn như người đàn ông Trung Quốc này, anh không đi làm kiếm tiền nuôi gia đình mà chỉ biết xin tiền vợ để tiêu xài phung phí. Thực ra, trước đây anh cũng là một nhân viên văn phòng làm việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên, ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày, anh không thể tiết kiệm được bao nhiêu từ tiền lương hàng tháng của mình.
Vì để gia đình có cuộc sống sung túc, anh đã chọn khởi nghiệp. Trong thời gian khởi nghiệp, anh đã phải chịu rất nhiều áp lực và để giải tỏa áp lực, anh đã đến một số địa điểm vui chơi giải trí.
Thế nhưng khi đã đến đó, anh lại hoàn toàn thả trôi bản thân vì thích cảm giác tự do tự tại, không phải lo nghĩ gì ở đây. Thậm chí, việc kinh doanh anh cũng chẳng màng tới, suốt ngày chỉ biết ăn uống và vui chơi. Cho nên, khoản tiền ban đầu dùng để khởi nghiệp chẳng mấy chốc đã bị anh tiêu sạch.
Hết tiền, anh lại xin vợ, nhưng đồng lương ít ỏi của người vợ vốn dĩ là dành để nuôi cả gia đình nên cô không muốn đưa cho chồng đi chơi. Cứ hễ vợ không đưa tiền, người chồng lại nổi nóng rồi cả hai xảy ra cãi vã.
Hai vợ chồng lại cãi nhau vì vừa đến nhà người chồng lại xin tiền vợ.
Lần này, sau khi cãi nhau với vợ xong, người chồng bỏ đi mấy ngày mới về nhà. Vừa về tới nhà, anh liền hỏi tiền vợ. Khi người vợ nói trong nhà không có tiền, thay vì anh ta sẽ thay đổi mà ra ngoài tìm việc làm và kiếm tiền thì anh lại dửng dưng nói: “Không có tiền tại sao không đi vay? Còn mẹ mà, hãy bảo mẹ đi vay tiền hộ đi”.
Em trai chồng tình cờ đang ở nhà và nghe toàn bộ cuộc cãi vã giữa anh trai và chị dâu. Nghe anh trai nói vậy, anh vô cùng tức giận, liền lớn tiếng chỉ trích anh: “Anh là đàn ông con trai sao không tự đi làm kiếm tiền mà đi xin chị dâu? Chị ấy suốt ngày đầu tắt mặt tối lo cho gia đình chưa đủ mệt à? Lần này anh còn bắt mẹ đi vay tiền hộ anh à? Anh có còn lương tâm không vậy? Anh có còn là đàn ông không vậy?”.
Lời nói sâu cay đánh thẳng vào lòng tự trọng của đàn ông, nhưng anh chồng vẫn không hề cảm thấy xấu hổ, vì căn bản anh ta không quan tâm người khác nói gì. Chỉ cần anh có thể lấy được tiền là được, còn gia đình gặp phải chuyện gì anh ta không quan tâm.
Sau đó, người đàn ông chỉ tay vào thẳng mặt em trai, bảo em không được xen vào việc riêng của mình và yêu cầu em trai cũng đưa tiền cho anh ta. Người mẹ nhìn anh, trong mắt hiện lên sự căm phẫn xen lẫn bất lực, muốn bước ra khuyên can nhưng bị con trai út gàn lại.
Cả gia đình cãi nhau vì thái độ của người đàn ông.
Cậu em trai cũng không chịu thua, chỉ vào mặt anh trách móc: “Anh là đàn ông nhưng vừa mở miệng là xin tiền vợ, anh không thấy xấu hổ nhưng chúng tôi cảm thấy rất mất mặt. Nhà không còn tiền, anh tính làm gì nào?”.
Không để anh trai trả lời, cậu em liền quay sang chị dâu nói: “Chị dâu, đi đi, đi khỏi căn nhà này đi, để anh ấy tự chống đỡ, mặc kệ anh ấy đi”.
Người đàn ông thấy gia đình phớt lờ mình thì vô cùng tức giận, quay sang trút giận lên người hàng xóm đang đứng hóng chuyện ở cửa. Hiện vẫn chưa rõ anh ta đã nhận ra được vấn đề và thay đổi hay chưa.
Một người chỉ biết ăn uống, vui chơi mà không quan tâm tới người thân trong gia đình thì đó là một người ích kỷ, thiếu trách nhiệm với tổ ấm của mình. Và nếu anh ta không thay đổi, tình trạng này vẫn tiếp diễn thì chắc chắn người thân của anh sẽ rất buồn phiền, đau khổ và mệt mỏi.
Người vợ rồi cũng sẽ chán và cuộc hôn nhân này khó lòng bền vững được. Bởi, một ngôi nhà muốn hạnh phúc cần hai người vun đắp, chứ một người vun một người phá thì mãi mãi sẽ không thể thành hình một ngôi nhà được.