Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng

Nếu như ảnh đen trắng đã đủ khắc hoạ 1 phần nhan sắc của Hoa khôi trường Dược những năm 50 thì khi được ngắm ảnh màu sắc khắc hoạ rõ nét, chắc chắn bạn sẽ không thốt nên lời.

Xưa kia khi các cuộc thi nhan sắc chưa rầm rộ, các phương tiện truyền thông cũng còn nhiều hạn chế, do đó, người ta thường ngưỡng mộ dung nhan, sắc vóc của một giai nhân qua các câu thơ, lời văn miêu tả. Tuy đời sống thời chiến còn nhiều vất vả nhưng thời nào cũng có mỹ nhân sở hữu diện mạo vượt trội hơn người. Và khi được ngắm nghía vẻ đẹp đó, ai nấy đều phải tấm tắc thuyết phục. 

Đặc biệt là hình ảnh con gái, phụ nữ của đất Thủ đô, họ luôn mang trong mình những bản sắc rất riêng như tinh tế trong ứng xử, khéo léo trong giao tiếp và thanh lịch trong mọi hoạt động của cuộc sống. Một trong số những giai nhân nức tiếng Hà Thành những năm 50 của thế kỷ trước là bà Phạm Thị Bạch Thược, cái tên được mọi người yêu mến bởi vẻ đẹp nền nã, đầy cốt cách của mình.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 1

Bà từng là hoa khôi trường Đại học Y dược (Nay là 2 trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Dược Hà Nội) năm 1955. Những tấm ảnh thời sinh viên của bà đã được giữ lại và lưu truyền đến tận bây giờ.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 3

Đây là khoảnh khắc cầm cờ diễu hành thiêng liêng của bà tại sân vận động Hàng Đẫy nhân dịp mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Những khoảnh khắc trắng đen từ thời xưa đã được nhiếp ảnh gia Vien H. Quang phục chế màu lại và qua bàn tay của anh, chúng ta có thể cảm nhận được rõ nét hơn về vẻ đẹp của một mỹ nhân vang bóng một thời.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 4

Bức ảnh sau khi đã qua xử lý có màu sắc và nhìn hiện đại, tươi mới hơn hẳn đã khắc hoạ chân thực đường nét xưa kia của Hoa khôi.

Bà Phạm Thị Bạch Thược sinh năm 1935 và từng là hoa khôi trường Đại học Y dược (nay là 2 trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Dược Hà Nội) năm 1955. Tên của bà được đặt theo một loại hoa quý vừa có hương thơm lại được đùng để chữa bệnh. Cha của bà là nhà giáo Phạm Hữu Ninh, người sáng lập ra trường tư thục đầu tiên của người Việt mang tên Thăng Long mà nay là trường tiểu học Thăng Long.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 5

Người con gái ấy sở hữu những đường nét trên gương mặt đậm chất Á Đông và gây thương nhớ hệt như cái tên Bạch Thược vậy.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 6

Ở những góc nhìn hơi nghiêng còn cho thấy sống mũi cao, đầu mũi nhọn và một ánh mắt biết nói của bà.

Trong phần mô tả của mình, nhiếp ảnh gia Vien H. Quang có viết: "Ở bà là cái đẹp nền nã, sắc sảo đặc trưng của con gái Hà Thành. Nhưng ẩn sau những nét đó là một cá tính rất mạnh. Trán phẳng và cao, sống mũi cao chứng tỏ rất thông minh và tự tin. Mắt sáng, to, sắc lại càng tôn cái thông minh lên, nhưng là cái thông minh sắc sảo và chính trực!" Có lẽ, cái tên của bà ngay từ khi sinh ra đã nói lên tất cả: Đẹp như một đóa hoa.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 7

Góc nghiêng gây nhung nhớ của mỹ nhân trường Dược những năm 50 của thế kỉ trước.

Là một mỹ nhân với vẻ đẹp thanh khiết song sau này bà Bạch Thược kể lại, thời còn trẻ, bà không quá ý thức về nhan sắc của mình mà chỉ chú tâm vào học hành cũng như tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên. Bạch Thược rất năng nổ trong các phong trào đấu tranh của sinh viên nhưng rất ít khi tiếp xúc với con trai. Bà kể, ở tuổi đôi mươi, tâm hồn bà vẫn trong trẻo, không vướng bận chút tơ vương tình ái.

Tuy không quá đầu tư cho diện mạo nhưng nhìn những hình ảnh trên có thể thấy, bà Bạch Thược sở hữu dung nhan đẹp chuẩn thập niên cũ với những nét đặc trưng như mái tóc uốn phi dê. Ông bà ta xưa vẫn có câu: "Cái răng, cái tóc là góc con người". Chị em xưa kia dù lam lũ đến mấy nhưng khoản tóc tai lúc nào cũng nâng niu và chăm bẵm.

Thời đó, mái tóc uốn phi dê là biểu tượng của vẻ đẹp thức thời. Khi công nghệ chưa phát triển và tóc phái nữ luôn ở trạng thái đen, suôn dài thì một mái tóc được uốn xoăn, tạo kiểu bồng bềnh là 1 cuộc cách mạng lớn. Chi phí cho 1 lần làm tóc này cũng không hề rẻ. Thông thường chỉ có những tiểu thư thành phố mới có đủ khả năng làm hay chị em ở quê thường phải tích góp hàng năm trời hoặc đem thóc, khoai sắn đi đổi để được làm tóc.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 8

Những mùa lễ tết là lúc các tiệm salon tóc chật kín người đi uốn tóc phi dê.

Do công nghệ uốn tóc thời xưa còn nhiều hạn chế. Tóc được quấn với dây may-so, nếu người thợ không cẩn thận, tay nghề kém có thể dẫn đến tình trạng cháy tóc hay làm rò rỉ điện như chơi. Thuốc uốn lúc bấy giờ cũng có mùi rất khó ngửi. Người ta thường ví mùi thuốc uốn như... nước đái khỉ vì chứa amoniac. Thời gian uốn tóc cũng tốn hàng giờ đồng hồ và tất nhiên, cũng đã có nhiều trường hợp "giở khóc giở cười" xảy ra như buồn nôn, chóng mặt khi làm tóc.

Ngắm ảnh phục chế của Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955, nhan sắc thuyết phục ngỡ ngàng - 9

Tuy nhiên, thành quả nhận được lại rất xứng đáng. Các mái tóc thời xưa luôn được uốn sát chân tóc để tạo độ bồng bềnh cho mái tóc. Tóc uốn phi dê giúp chị em mặc đẹp được cả những bộ cánh tân thời lẫn truyền thống như váy đầm, áo dài.

Vương hậu tại vị lâu nhất của Thái Lan có nhan sắc làm người người mê mẩn
Tóc Vàng (Phụ Nữ Việt Nam)