1. Rã đông ở nhiệt độ phòng
Khi rã đông thịt, nhiều người thường để thịt trên bặt bếp ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất. Vi khuẩn sẽ sản sinh và tăng nhanh trong những điều kiện như vậy, khiến thịt bắt đầu bị hỏng dù bề ngoài không dễ nhận thấy.
Các chuyên gia tin rằng việc rã đông các loại thịt trong tủ lạnh sẽ an toàn hơn nhiều. Có thể cách rã đông này làm mất nhiều thời gian hơn một chút nhưng thịt sẽ tươi hơn.
Một lựa chọn khác nhanh hơn và ít tốn thời gian hơn là rã đông trong nước lạnh. Để làm được điều này, bạn cần cho thit vào trong túi nilon, buộc kín rồi cho vào chậu nước. Cứ nửa giờ lại thay nước 1 lần cho đến khi thịt được rã đông.
2. Rửa rau bằng nước thay vì rửa bằng tay
Chúng ta đều biết rằng, rau cần được rửa sạch trước khi nấu. Nhưng nếu như bạn chỉ để rau trong rổ rồi xả dưới vòi nước, dùng tay khuấy nhẹ thôi là không hề đủ. Có thể điều này giúp loại bỏ một chút bụi bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt nhưng những thứ như thuốc trừ sâu, vi khuẩn và bụi bẩn bám sâu bên trong sẽ không được rửa sạch.
Các nhà nghiên cứu cho biết, điều cần nhớ khi rửa rau và hoa quả là phải có tác động cơ học, tức là cần phải dùng tay chà xát thực phẩm dưới nước. Một lời khuyên khác từ các chuyên gia là ngâm rau và trái cây trong nước có pha thêm soda giúp chúng sạch hơn.
3. Cho trái cây sấy khô vào món ăn mà không ngâm
Trái cây sấy khô có thể được ăn trực tiếp mà không cần ngâm nhưng bạn muốn cho chúng vào các món ăn, làm bánh thì nên nên ngâm chúng trong nước sôi từ 10-15 phút.
Bước này sẽ làm cho chúng mềm hơn, và hương vị sẽ trở nên ngon hơn. Hơn nữa, ngâm nước trái cây sấy khô rất quan trọng nếu bạn cho chúng vào bánh để nướng. Nếu không ngâm, trái cây sấy khô có thể hút ẩm, do đó phá vỡ sự cân bằng công thức, có thể để lại cho bạn một kết quả không như mong đợi.
4. Ướp thịt trên 12 giờ
Vì một số lý do, người ta tin rằng thịt được ướp càng lâu thì thịt sẽ càng mềm và ngon hơn. Trên thực tế, để thịt trong nước ướp quá lâu sẽ khiến thịt giống như cao su, không mềm.
Đó là do khi ướp nhiều người đã cho thêm giấm hoặc chanh. Để thịt của bất kỳ loại nào có được hương vị hấp dẫn mà không làm biến dạng kết cấu của nó, bạn chỉ cần ướp thịt trong 20 phút theo đúng nghĩa đen là đủ.
5. Cho tỏi vào chảo phi thơm cùng hành tây
Tỏi rất nhanh chín và cháy, vì thế việc đồng thời cho tỏi và hành tây vào chảo để phi thì trong khi tỏi gần như cháy còn hành chỉ mới hơi vàng.
Để quá trình chiên hành và tỏi được đều hơn, bạn cần băm tỏi thành những miếng lớn. Hoặc, nếu món ăn yêu cầu tỏi bào hoặc băm nhuyễn, hãy nhớ rằng sẽ chỉ chiên trong vòng 10 giây. Điều này có nghĩa là tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu khác trước, chẳng hạn xào hành trước rồi để ra ngoài. Sau đó phi thơm tỏi, lại tiếp tuc cho hành vào... ngay lập tức. Bạn cũng có thể băm nhỏ tỏi và thêm tỏi vào cuối cùng.
6. Nhào bột thời gian như nhau cho các loại bánh khác nhau
Nhiều người có thói quen nhào bột cùng một thời gian khi làm các loại bánh khác nhau. Tuy nhiên, cách nhào bột này có thể tốt cho một món bánh này nhưng lại không phù hợp với món bánh khác.
Nhào bột trong thời gian dài hoàn hảo để làm bánh pizza, nhưng nó không tốt cho việc làm bánh mì. Đó là bởi vì bột trong bánh mì phải phồng, mềm và vụn hơn là chặt như bánh pizza. Chính vì vậy chúng ta nên ghi nhớ mỗi loại bánh nên có thời gian nhào bột khác nhau.
7. Rán thịt ngay sau khi thoa gia vị
Để đảm bảo rằng miếng bít tết trở nên giòn khi chiên, đừng cho nó vào chảo ngay sau khi thêm gia vị. Muối trên bề mặt thịt sẽ tạo ra một lượng lớn độ ẩm, làm thịt chảy nước và sôi lên làm thịt không ngon. Hoặc nếu bạn nướng ngay bít tết trên chảo sau khi thoa gia vị, bạn sẽ mất thời gian nấu thơn làm bít tết bị khô.
Để tránh điều đó xảy ra, hãy để thịt ngấm gia vị trong 15 phút, thỉnh thoảng dùng khăn giấy thấm bớt độ ẩm trên bề mặt thịt.
8. Luộc khoai tây không đậy vung
Để khoai tây luộc chín đều và nhanh hơn, bạn nên đậy nắp nồi, vì như vậy sẽ tích tụ và giữ nhiệt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng điều này có thể khiến khoai tây bị nát.
Trên thực tế, khoai tây bị nát thực sự không phải do nắp đậy mà là do cho khoai tây vào nước sôi để luộc. Nó làm cho phần bên ngoài của khoai tây chín nhanh hơn và tất nhiên, khi phần bên ngoài bắt đầu bị nát thì phần bên trong mới chín.
Do đó, nên luộc khoai tây bằng nước lạnh ngay từ đầu.
9. Dùng búa đập trực tiếp lên mặt thịt
Với một số miếng thịt dày, khi ướp gia vị chúng ta thường dùng búa đập để gia vị dễ ngấm vào hơn, nấu ăn cũng nhanh chín hơn.
Tuy nhiên, khi đập thịt nhiều người lại đập luôn trực tiếp lên bề mặt, điều này các vụn thịt nhỏ xíu có thể rơi vãi trên mặt thớt, mặt bếp, làm lây lan vi khuẩn. Ngoài ra, đập trực tiếp lên mặt thịt có thể làm chết các thớ thịt, khi thái thịt ra, thịt sẽ dễ vỡ vụn, mà món ăn cũng bị khô hơn.
Do đó, khi đập thịt, nên cho miếng thịt vào túi nilon hoặc ít nhất là dùng màng bọc, bọc lại.