Mới đây, diễn viên Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Khánh Hiền chia sẻ loạt ảnh tự vào bếp làm bánh chưng, bánh tét. Được biết, cô cùng ông xã đạo diễn - James Ngô và gia đình chồng đang sinh sống tại Mỹ. Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp đến, cả gia đình đã quây quần gói bánh truyền thống.
Mỹ nhân Taxi, em tên gì và người thân đã gói tới 50 chiếc bánh. Nguyên liệu như lá dong, gạo nếp, đỗ xanh... được mẹ chồng, chị chồng và Khánh Hiền đi các khu chợ châu Á để mua, về nhà cùng nhau tự gói, nấu bánh tạo nên không khí rất ấm áp.
Dù ở xứ người nhưng Khánh Hiền và gia đình chồng vẫn chuẩn bị các món truyền thống của ngày Tết cổ truyền và không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.
Nữ diễn viên khiến nhiều bạn bè thích thú với hình ảnh một Khánh Hiền đảm đang, biết gói bánh. Cô nàng chia sẻ rằng mình mới "tập tành".
Được biết, nữ diễn viên sinh năm 1991 chưa từng gói bánh trước khi lấy chồng. Song 3 năm qua, gia đình đạo diễn James Ngô duy trì hoạt động gói bánh nên Khánh Hiền hào hứng tham gia.
Khi được diễn viên Hoài An và mọi người khen "giỏi", Khánh Hiền bày tỏ: "Bày ra gói cho có không khí Tết đỡ nhớ nhà ạ!"
Gạo nếp được gia đình nữ diễn viên ngâm thành 3 màu: Tím, cam và xanh. Kết hợp với nhân đậu xanh và thịt heo sẽ thành bánh ngũ sắc hút mắt.
Thành quả khi bánh hoàn thành đã làm ai nấy phải xuýt xoa. Những lát bánh tét được cắt ra trông ngon mắt. Bánh tét ngũ sắc quả là một sự biến tấu đầy mới lạ và sáng tạo cho món bánh tét truyền thống.
Khi được hỏi "Sao làm bánh sớm vậy?", nữ diễn viên cho biết gia đình cô làm sớm để đem biếu, đồng thời ăn Tết.
Đặc biệt nhất là cảnh 2 con của Khánh Hiền - James Ngô cũng tham gia vào hoạt động làm bánh. Các bé giúp bố mẹ ngồi canh nồi bánh và khoái chí với những chiếc bánh được "ra lò".
Cảnh bé Lynn 3 tuổi ngồi bên nồi bánh cưng khiến mọi người thốt lên "cưng xỉu". Có thể thấy ở xa quê nhưng Khánh Hiền và gia đình vẫn làm món ăn đậm chất Tết Việt để các con hiểu thêm về ngày lễ của dân tộc.
Tham khảo cách làm bánh tét ngũ sắc: Nguyên liệu - Gạo nếp ngon: 2 kg. - Lá cẩm: 1 bó. - Lá dứa: 1 bó. - Gấc chín: 1 bó. - Đậu xanh: 0.5 kg. - Thịt ba chỉ ngon: 1 kg. - Hành tím, tiêu, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng. - Lá chuối, dây lạt. Cách thực hiện Chuẩn bị gạo nếp và nước màu - Gạo nếp bạn đem ra nhặt sạch các hạt sạn, vo gạo thật kỹ, vò nhiều lần với nước sạch đến khi gạo sạch, nước gạo không bị đục. Gạo sau khi làm sạch bạn đem ngâm với nước. - Trong thời gian ngâm gạo, bạn chuẩn bị nước màu. Vì là bánh tét ngũ sắc, nên bạn cần chuẩn bị 5 loại nước màu tự nhiên: + Đối với lá cẩm, lá dứa, bạn đem 2 loại lá này đi rửa sạch, cho riêng từng loại vào xay nhuyễn, lọc lấy nước, cho cẩn thận vào hai bát sạch. + Đối với gấc chín, bạn đem đi bổ đôi, sau đó lấy toàn bộ thịt gấc bên trong. Cho một ít rượu trắng vào gấc, trộn kỹ để khi bóp với gạo, gấc ra đều màu. - 2 kg gạo sau khi ngâm xong, bạn để ráo nước rồi chi làm 4 phần bằng nhau. Phần đầu tiên, bạn để nguyên gạo trắng. Phần thứ hai, bạn đem trộn đều và kỹ với nước cốt lá cẩm để tạo màu tím cho gạo. Phần thứ ba, bạn đem trộn gạo với nước cốt lá dứa để tạo gạo màu xanh. Phần cuối cùng, bạn trộn với gấc chín để tạo màu đỏ đẹp mắt. - Sau khi bạn đã chuẩn bị xong gạo thì cho từng phần gạo nếp lên bếp, nấu riêng từng màu gạo cho đến khi hạt gạo nếp đổ nhựa rồi cho ra mâm. Đỗ xanh làm nhân bánh tét ngũ sắc Đỗ xanh là màu sắc thứ 5 của bánh tét ngũ sắc, không cần phải ngâm hay trộn với bất cứ nguyên liệu nào vì nó đã mang màu vàng đẹp mắt. Cách gói bánh tét ngũ sắc thường sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Tùy từng loại mà bạn sẽ có thời gian ngâm đỗ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua loại đỗ xanh đã chà vỏ thì ngâm đậu trong 4 tiếng. Ngâm xong, cho đỗ vào đồ chín cùng với muối ăn. Sau khi chín, đem đậu xanh đi tán cho thật mịn và nhuyễn. Hành tím cần được băm nhỏ, đem xào thơm với dầu ăn, đổ đỗ đã tán vào xào khô, mịn, sờ không còn bị dính tay là được. Sơ chế thịt - Thịt ba chỉ ngon bạn cần đem đi rửa sạch, thái dọc theo thớ chiều dài của khổ thịt với độ dày khoảng 1 - 2cm vừa ăn. - Thái xong, đem ướp thịt với các loại gia vị bao gồm muối tiêu, nước mắm cho vừa. - Để thịt nghỉ và ngấm gia vị từ 1 - 2 tiếng. Cách gói bánh tét ngũ sắc - Bánh tét ngũ sắc không 5 màu: trắng, xanh, tím, đỏ và màu vàng. Bạn cần làm là sếp đều lá chuối hoặc lá dong đã rửa sạch. Với lá chuối thì bạn cần trần qua với nước nóng cho mềm, không bị gãy ra mặt phẳng rộng. - Các phần gạo nếp được dàn đều theo chiều dọc. - Đậu xanh bạn viên thành những viên tròn nhỏ rồi ấn dẹt, gấp cắt ngang phần gạo. Lớp cuối cùng, bạn cho thịt ba chỉ lên đỗ. - Phủ thêm tiếp một lớp đậu xanh, một lớp gạo tương ứng với màu gạo ban đầu lên thịt. - Gói bánh tét cũng tương tự như gói bánh chưng và giò, bạn cần cố gắng dùng chặt lực để bánh tét đặc. - Dùng lạt buộc cố định phần gói bánh tét lại. Luộc bánh - Bạn cho bánh tét đã gói xong, xếp cẩn thận vào nồi bánh. Bạn cần chú ý nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi. Sau đó mới cho bánh vào luộc để bánh không bị cháy. - Xếp đều bánh vào nồi, rồi đổ ngập nước là được. Tùy theo kích thước bánh mà thời gian luộc bánh chín cũng khác nhau, nhưng trung bình bạn cần 8 tiếng luộc bánh là hợp lý. Bạn cần chú ý đến thời gian luộc bánh tét - Bánh sau khi chín, bạn cần vớt bánh ra ngâm vào nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút. - Tiếp theo, dùng khăn lau sạch phần cặn bẩn bám bên ngoài lá. Thành phẩm Sau khi hoàn thành xong cách gói bánh tét ngũ sắc, thành phẩm thu được là phần bánh có vỏ mềm, dẻo thơm hòa quyện từ hương vị của gạo nếp và phần béo ngậy từ thịt. Ngoài ra, bạn còn cảm nhận được vị bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng bắt mắt từ các nguyên liệu khác nhau. |